Tranh chấp đất đai của Thổ dân Maori tại Auckland ở Tân tây Lan

Part of the disputed land at Ihumatao

Part of the disputed land at Ihumatao Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Dự án phát triển 480 ngôi nhà trên khu vực 32 hec ta ở phía nam Auckland vốn là nơi diễn ra cuộc khủng hoảng về nhà đất hiện nay.


Thế nhưng những người biểu tình đến khu đất nói trên được biết là những người Maori sống ở nơi nầy từ lúc khởi thủy và tranh luận rằng khu đất nên được bảo tồn.

Hồi cuối tháng 7 vừa qua, hàng ngàn người bắt đầu kéo về Ihumatao, một khu vực ở phía nam Auckland ở Tân tây Lan, để bảo vệ nơi nầy khỏi biến thành một nơi phát triển để xây dựng 480 nhà ở.

Vùng đất nầy đáng kể về mặt văn hóa và được xem là một trong những nơi đầu tiên, do người Thổ dân Maori chiếm giữ.

Một tuần lễ sau khi các vụ phản đối bắt đầu, hàng trăm người biểu tình yên lặng vẫn còn ở tại chỗ.

Các vụ biểu tình nói trên, do một nhóm người Maori hướng dẫn, có tên là Hãy Cứu Vãn Cảnh Quan Độc Đáo Của Chúng Tôi, ‘Save Our Unique Landscape’, viết tắt là SOUL.

Họ nhắm vào việc đòi lại mảnh đất cho dân bản địa, với quyền của người Maori, về các vùng đất đai có tính cách lịch sử.

“Mọi người mô tả đây là một cuộc cách mạng của thế hệ chúng tôi và là một phong trào của người Maori lớn nhất trong thời đại nầy”.

Đó là lời của bà Pania Newton, một phụ nữ đại diện cho cuộc biểu tình, nói chuyện với phóng viên của Newshub tại Tân tây Lan.

Trong khi đó, Thủ tướng Tân tây Lan là bà Jacinda Ardern, hiện bị bà Newton và những người biểu tình khác thúc giục, là hãy đích thân đến viếng thăm địa điểm nói trên, mà trước đó bà Thủ tướng bị chỉ trích là không đến ngay nơi đó.
"Những gì chính phủ làm sẽ thực sự gây chú ý rất nhiều đối với tất cả chúng tôi”, Hirini Mepham.
Tuy nhiên bà Ardern xúc tiến cuộc họp, giữa những người biểu tình và cơ quan phát triển gia cư là Hội đồng Thành phố Auckland, kết quả là sẽ không có việc xây dựng nào, cho đến khi các bên đạt được một thỏa thuận.

“Chúng tôi nghe thấy tiếng nói mạnh mẽ từ những người trẻ, khi họ cảm thấy có sự gắn kết chặt chẽ với mảnh đất và cảm thấy vấn đề được nêu lên ở đây là rất mạnh mẽ".

"Dĩ nhiên đồng thời, chúng ta cũng nghe các quan điểm khác khi muốn thấy những người của họ cư ngụ trên mảnh đất của tổ tiên, vì vậy dĩ nhiên có hai luận điệu đối nghịch mà chúng ta đang diễn ra”, Jacinda Ardern.

Trong khi đó, những người Maori tranh đấu cho đất đai nói trên, hiện phản đối một dự án gia cư riêng biệt tại Wellington, khi cho rằng họ đang theo dõi kết quả của vụ chiếm giữ Ihumatao rất chặt chẽ.

Ông Hirini Mepham hiện tranh đấu cho một dự án phát triển quan trọng tại Shelly Bay, cho đài phát thanh Tân tây Lan biết rằng, những gì xảy ra có thể mang lại các ảnh hưởng sâu xa hơn nữa.

“Tôi nói cho quí vị biết là hết sức quan tâm, bởi vì tôi nghĩ nó khó đạt được và sẽ rất đáng kể, không chỉ cho chúng tôi mà cả cộng đồng Maori rộng lớn nữa".

"Những gì chính phủ làm sẽ thực sự gây chú ý rất nhiều đối với tất cả chúng tôi”, Hirini Mepham.

Việc nầy diễn ra, khi những người biểu tình tại Victoria tiếp tục tìm cách ngăn cản việc xây dựng một xa lộ với 4 làn đường, tại vùng phía tây của tiểu bang.

Kể từ tháng 6 năm rồi, một nhóm tự xưng là Djab [[jub]] Wurrung Embassy, đã tranh đấu chống lại dự án nói trên, vốn đòi hỏi phải triệt hạ hàng trăm cây cối, mà theo người Thổ dân địa phương tin tưởng là rất thiêng liêng.

Một số các cây cổ thụ nói trên có tuổi hơn 800 trăm năm, trong số đó có một cây cổ thụ linh thiêng nhất, được xem là nơi chôn nhau cất rốn của khoảng 10 ngàn bé sơ sinh thuộc bộ tộc Djab Wurrung.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share