Úc bắt buộc xét nghiệm COVID-19 đối với những người đến từ Trung Quốc, Hồng Kông và Ma Cao

Từ ngày 5 tháng Một 2023, những người muốn đến Úc từ Trung Quốc, Hồng Kông hoặc Ma Cao sẽ bị buộc phải làm xét nghiệm COVID-19 trước khi lên máy bay.

An officer checks the boarding pass of passengers going through the international departure gate at the Beijing Capital International Airport in Beijing on 29 December 2022.

Travellers have their boarding passes checked before going through the international departure gate at the Beijing Capital International Airport on 29 December 2022. From 5 January, mandatory COVID-19 testing will apply to travellers from Hong Kong and Macau - in addition to those from mainland China. Source: AAP / Andy Wong

KEY POINTS
  • Du khách từ Trung Quốc sẽ cần xuất trình bằng chứng xét nghiệm âm tính với COVID-19 trước khi lên chuyến bay đến Úc.
  • Các biện pháp tạm thời sẽ có hiệu lực từ ngày 5 tháng Một.
  • Những người đến từ Hồng Kông và Ma Cao bắt buộc phải xét nghiệm.
Úc sẽ áp dụng xét nghiệm COVID-19 bắt buộc đối với du khách đến từ Trung Quốc khi các ca bệnh gia tăng tại thị trường kinh doanh và du lịch trọng điểm này.

Tổng trưởng Y tế Mark Butler cho biết du khách ở Trung Quốc sẽ phải làm xét nghiệm COVID trong vòng 48 giờ trước khi khởi hành và đưa ra bằng chứng kết quả âm tính trước khi đến Úc, bắt đầu từ ngày 5 tháng Một.

Ông trích dẫn sự "thiếu thông tin toàn diện" từ Bắc Kinh tới cộng đồng quốc tế về đợt bùng phát đang hoành hành ở quốc gia có 1,4 tỷ dân này.

"Quyết định thực hiện các biện pháp tạm thời này đã được đưa ra một cách hết sức thận trọng, có cân nhắc đến tình hình biến đổi nhanh chóng và khó đoán ở Trung Quốc cũng như khả năng các biến thể mới xuất hiện trong môi trường lây nhiễm cao," ông Butler nói tại Adelaide vào ngày Chủ nhật.

Xét nghiệm bắt buộc cũng sẽ áp dụng cho du khách từ Hồng Kông và Ma Cao, bên ngoài Trung Quốc đại lục.

Ông Butler cho biết chính phủ đã chia sẻ quyết định của mình với chính quyền Trung Quốc vào Chủ nhật, nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi.

Ông Butler cho biết việc nối lại du lịch giữa hai nước là "thực sự quan trọng" đối với hoạt động kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch và giáo dục.

"Những thỏa thuận này đã không được đưa ra một cách dễ dàng," ông Butler nói.

Những biện pháp phát hiện virus nào khác đang được xem xét?

Ông Butler cho biết chính phủ sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết về loại hình kiểm tra mà hành khách sẽ cần thực hiện, nhưng điều quan trọng là phải bảo đảm rằng những kiểm trá đó "vững chắc và có thể kiểm chứng được".

"Chính phủ Úc chia sẻ những quan ngại mà một số chính phủ khác và quan trọng là Tổ chức Y tế Thế giới bày tỏ trong những ngày gần đây," ông nói.

"Tổ chức Y tế Thế giới đã mô tả các biện pháp như vậy là dễ hiểu."
Tổng trưởng Y tế cho biết lời khuyên của các giám đốc y tế quốc gia cho rằng việc đi lại giữa hai nước không gây ra mối đe dọa sức khỏe cộng đồng ngay lập tức đối với Úc, nơi có khả năng kiểm soát tốt đại dịch.

Ông cho biết biến thể Omicron BF.7, đứng sau làn sóng lây nhiễm ở Trung Quốc, đã có mặt ở Úc từ giữa năm 2021.

Ông Butler cho biết chính phủ cũng có ý định khám phá tính khả thi của việc xét nghiệm nước thải từ phi cơ, bên cạnh việc xét nghiệm nước thải cộng đồng rộng rãi để tăng cường khả năng phát hiện virus của Úc.

Phản ứng của phe đối lập và các đại học ra sao?

Phát ngôn nhân Y tế của phe đối lập Anne Ruston chỉ trích chính phủ vì đã không đưa ra lời khuyên y tế.

"Phe đối lập ủng hộ mạnh mẽ bất kỳ biện pháp nào bảo vệ cuộc sống và sinh kế của người Úc," bà Ruston nói.

"Phe đối lập sẽ yêu cầu giám đốc y tế báo cáo về quyết định này nhưng chính phủ Lao động phải minh bạch với công chúng, đồng thời công bố mô hình và lời khuyên y tế."

Úc cũng sẽ tăng cường truy tìm những người có kết quả xét nghiệm dương tính trong vòng 14 ngày sau khi đến từ ngoại quốc.

Giám đốc điều hành của các trường Đại học Úc, Catriona Jackson, mô tả quyết định này là một "biện pháp hợp lý".

"Điều quan trọng là quyết định này không đóng cánh cửa đối với sinh viên Trung Quốc quay trở lại Úc để bắt đầu hoặc tiếp tục học đại học," bà Jackson nói.

Chủ tịch nước Trung Quốc đang tìm cách trấn an người dân như thế nào trong bối cảnh các ca bệnh gia tăng?

Úc hiện đã về cùng nhóm với Canada, Mỹ, Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia, Tây Ban Nha, Hàn Quốc và một số quốc gia châu Âu trong việc đưa ra các biện pháp tương tự.

Giới chức ở những quốc gia trên đã trích dẫn việc thiếu dữ liệu về các ca nhiễm bệnh ở Trung Quốc trong bối cảnh quan ngại rằng các biến thể mới có thể lan rộng.

Trong những bình luận công khai đầu tiên kể từ khi Trung Quốc dỡ bỏ các hạn chế cuối cùng đối với việc đi lại bằng đường hàng không, Chủ tịch Xi Jinping - Tập Cận Bình kêu gọi nỗ lực và đoàn kết hơn nữa khi Trung Quốc bước vào một "giai đoạn mới".

"Việc phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh đang bước vào giai đoạn mới... Mọi người đang làm việc kiên quyết, và tia hy vọng đang ở ngay trước mắt chúng ta", ông Tập nói trong bài phát biểu mừng năm mới trên truyền hình.
Trung Quốc hôm thứ Bảy đã báo cáo hơn 7.000 ca nhiễm mới và một trường hợp tử vong liên quan đến COVID trong tổng dân số 1,4 tỷ người - nhưng các số liệu dường như không phù hợp với thực tế.

Các bệnh viện Trung Quốc đang tràn ngập bệnh nhân chủ yếu là người cao tuổi, các lò hỏa táng đã quá tải và nhiều nhà thuốc tây hết sạch thuốc hạ sốt.

Số người chết chính thức tích lũy ở Trung Quốc hiện ở mức 5.249, thấp hơn nhiều so với các quốc gia lớn khác. Chính phủ nước này đã bác bỏ tuyên bố rằng họ đã cố tình báo cáo thiếu tổng số người thiệt mạng.

Từ ngày 8 tháng Một, du khách ngoại quốc sẽ không cần phải cách ly khi đến Trung Quốc, mở đường cho cư dân Trung Quốc đi du lịch.

Đồng hành cùng chúng tôi, Follow & Like 
Cập nhật tin tức mọi lúc mọi nơi tại 
Nghe SBS tiếng Việt trên trang mạng, hay trên ứng dụng SBS Radio, tải về từ hay 

Share
Published 2 January 2023 10:31am
Source: AAP


Share this with family and friends