Bang giao Úc-Trung ở mức thấp nhất trong lịch sử

Một cựu đại sứ Úc tại Trung Quốc đã kêu gọi chính phủ liên bang xem xét lại mối quan hệ với Bắc Kinh, trong bối cảnh diễn ra “sự chuyển dịch quyền lực lớn nhất trong lịch sử hiện đại”.

Supporters wave flags during the visit of Li Keqiang, Premier of the State Council of the People'€™s Republic of China to Parliament House in Canberra, Australia, Thursday, March 23, 2017. (AAP Image/Sam Mooy) NO ARCHIVING

File photo Source: AAP

Highlights
  • Cựu đại sứ Geoff Raby nói rằng Úc cần phải tìm cách hợp tác với Trung Quốc
  • Bắc Kinh tiếp tục áp đặt các giới hạn lên hàng xuất cảng Úc trong tuần này
  • Ông Raby nói rằng Trung Quốc “không phải là kẻ thù chiến lược của Úc”
Cựu đại sứ Geoff Raby, điều hành một công ty tư vấn kinh doanh có trụ sở tại Bắc Kinh, đã phát hành một cuốn sách về quan hệ Úc-Trung trong tuần này với tựa đề “Chiến lược lớn của Trung Quốc và tương lai của Úc trong trật tự toàn cầu mới” (China's Grand Strategy and Australia's Future in the New Global Order).

TIến sĩ Raby nói với đài  rằng bang giao Úc-Trung hiện ở mức thấp nhất kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ vào năm 1972, nguyên nhân một phần là do Úc tham gia với Hoa Kỳ trong việc chống lại sự trỗi dậy kinh tế và chính trị của Trung Quốc.

“Đó là điều khá bình thường và tự nhiên đối với quyền lực thống trị - đẩy lùi sức mạnh đang lên, đó là bản chất của sự thay đổi quyền lực trong lịch sử và luôn luôn như vậy,” Tiến sĩ Raby nói.

Trung Quốc đã phá vỡ một số ngành xuất cảng chủ chốt của Úc trong năm nay bao gồm thịt bò, rượu vang, lúa mạch và than đá.

Mới đây hàng tấn tôm hùm sống của Úc đã , và một số nhà nhập cảng rượu vang của nước này cũng đã được yêu cầu ngừng nhập các lô hàng Úc, theo các nguồn tin trong ngành.

Tiến sĩ Raby nói rằng Úc cần học cách vận hành trong thế giới mà Trung Quốc đang trỗi dậy, nhưng lại không chia sẻ các giá trị chung với Úc về nhân quyền và các vấn đề tương tự.

“Chúng ta phải tìm cách hợp tác với Trung Quốc trong thế giới này để tác động đến hành vi của họ và cũng để tiếp tục bảo vệ lợi ích kinh tế của chúng ta,” ông nói.

Tuy nhiên, ông Raby tin rằng Trung Quốc không phải là “một mối đe doạ hiện hữu” đối với Úc.

Ông mô tả Trung Quốc như là “một siêu cường bị kiềm chế”, do lịch sử, địa lý, cũng như sự phụ thuộc vào thị trường quốc tế về tài nguyên và năng lượng.

Trung Quốc tiếp giáp với 14 nước láng giềng, và phải bảo vệ đường biên giới dài 22,000km của mình, bên cạnh đó là “các vấn đề lãnh thổ chưa được giải quyết” với Tân Cương, Tây Tạng, Hồng Kông và Đài Loan.

Bắc Kinh cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc xuất nhập cảng hàng hoá thông qua Eo biển Malacca và Biển Đông, nơi mà Mỹ có thể dễ dàng kiểm soát trong trường hợp xảy ra xung đột.

Tiến sĩ Raby cho biết những yếu tố này khiến Trung Quốc không có khả năng xảy ra xung đột với Úc và việc không hiểu rõ các giới hạn về sức mạnh của Trung Quốc sẽ dẫn đến “sự tính toán sai lầm về mặt chiến lược”.

“Trung Quốc không phải là kẻ thù chiến lược của Úc và chúng ta không có tranh chấp lịch sử nào với Trung Quốc,” ông nói.

Tuy nhiên, trong phần kết luận của quyển sách mới phát hành, ông Raby viết rằng việc kêu gọi hợp tác với Trung Quốc là “không hợp thời” vào lúc này.

“Hoặc là bạn chống lại Trung Quốc và bảo vệ cho lợi ích của Úc, hoặc bạn muốn có một mối quan hệ nồng ấm với Trung Quốc và bị cho là yếu đuối và để mặc cho Trung Quốc bắt nạt.”

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 5 November 2020 10:36pm
By Đăng Trình

Share this with family and friends