Cách chăm sóc da khi mang thai

Thời kỳ hạnh phúc nhất của phụ nữ cũng là lúc cơ thể thay đổi dẫn đến rất nhiều những thay đổi biểu hiện trên cơ thể, đặc biệt là làn da. Rạn da, nám, nổi mụn chỉ là một trong số vô vàn rắc rối.

Skincare during pregnancy

Rạn da, 'nỗi đau' của rất nhiều bà mẹ Source: beautypedia

Thời gian mang thai do ảnh hưởng của sự thay đổi hormone nên da bạn thường khô và mụn dễ xuất hiện, thậm chí nhiều người còn xuất hiện nám. Tuy nhiên, rất nhiều bà mẹ đã tưởng rằng thời gian mang thai và cho con bú cần phải kiêng cữ toàn bộ các sản phẩm dưỡng da và trang điểm vì có thể gây hại cho em bé. Ngoài ra sự mệt mỏi cũng khiến cho chị em không để ý đến trang điểm ăn mặc, tất cả chỉ khiến cho các bà mẹ trông lôi thôi xấu xí hơn mà thôi.

Tất cả những quan niệm đó đã cũ kỹ, bạn nên hiểu rằng thời kỳ mang thai là giai đoạn hạnh phúc của người mẹ, bạn phải luôn giữ cho cơ thể sạch sẽ, xinh đẹp và vui vẻ, và nếu nhan sắc xuống cấp nghiêm trọng thì càng cần phải chăm sóc cẩn thận hơn. Chỉ cần lưu ý không nên trang điểm quá dày và không nên dùng những loại sản phẩm có thành phần nhiều hoá chất.

Các bà mẹ thường gặp các vấn đề gì về da khi mang thai?

A/Rạn da

1. Nguyên nhân

  • Di truyền: gene đóng một vai trò không nhỏ, nếu mẹ bạn bị rạn da khi mang bầu bạn thì rất có thể bạn cũng sẽ bị rạn da khi mang bầu em bé của mình. Ngoài ra những người mang thai đôi hoặc thai ba sẽ dễ bị rạn da hơn bởi bụng họ sẽ to hơn, da phải giãn nhiều hơn để có đủ ‘chỗ ở’ cho các bé.
  • Tăng cân quá nhanh: việc tăng cân quá nhanh khiến collagen ko kịp sản xuất đã bị đứt gãy, từ đó các lớp đàn hồi bị phá vỡ dẫn đến tình trạng rạn da.
  • Da thiếu độ ẩm: da khô do thiếu hụt các vitamin và protein.

2. Cách chữa trị và ngăn ngừa

Từ các nguyên nhân trên, các chị em có thể căn cứ vào đó để tìm ra giải pháp tương ứng, nhưng thực sự không có phương pháp nào hết rạn da 100% mà chỉ giúp ngăn ngừa và giảm bớt việc rạn da.

Không tăng cân quá nhanh:

  • Kiểm soát cân nặng bằng chế độ ăn uống điều độ. Vẫn còn nhiều mẹ bầu hiểu sai về khái niệm “ăn cho hai người” nên họ cố gắng ăn thật nhiều. Đây là một quan niệm không đúng khoa học. Hãy bảo đảm bạn ăn uống cân bằng và tăng cân vừa đủ trong thai kỳ, cách tốt nhất là ăn vừa đủ cho mình cộng thêm 300kcalo.
  • Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng độ đàn hồi của làn da. Trong quá trình tập, các tuyến dầu dưới da kích thích tiết bã nhờn, khiến da không bị khô, cung cấp độ ẩm cho da và hạn chế những vết rách do rạn.
Fit Fat Body Calories Exercise Belly Female Diet
Kiểm soát cân nặng để tránh rạn da Source: maxpixel


Cung cấp độ ẩm cho da:

  • Uống đủ nước mỗi ngày và thoa kem chống rạn da ngay từ khi mới bắt đầu mang thai. Các mẹ nên dùng các loại kem hoặc dầu có chứa vitamin A, vitamin C, dầu oliu. Đối với các mẹ đã bị rạn da rồi vẫn nên bôi thường xuyên để vết rạn mờ dần.
  • Tuy nhiên cần lưu ý khi thoa kem chỉ nên thoa nhẹ nhàng, không được matxa vùng bụng. Việc xoa bụng quá ‘nhiệt tình’ trong suốt thời gian mang thai sẽ gây ra các cơn co thắt tử cung dễ dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non.
Gợi ý các sản phẩm chống rạn da

Bio-Oil: chứa vitamin A & vitamin E, cung cấp độ ẩm cho da

Bio-Oil
Source: Bio-Oil


Burt’s Bees Mama Bee Belly Butter

Burt’s Bees Mama Bee Belly Butter
Source: Burt’s Bees


Palmer’s Cocoa Butter Skin Therapy Oil: thành phần chứa cocoa butter, vitamin E, rosehip và dầu mè.
Palmer’s Cocoa Butter Skin Therapy Oil
Source: Palmer’s

B/Nám da và Mụn

Nám da và mụn liên quan đến sự thay đổi hormone trong thời gian thai kỳ và việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Phần lớn, khi mang thai, da của phụ nữ trở nên xỉn màu, lỗ chân lông to, vùng da gò má xuất hiện vết nám, mụn thường xuất hiện ở khu vực trán hoặc quanh miệng, cằm.

Trong đa số trường hợp, nám và mụn sẽ tự động hết sau khi sinh. Tuy nhiên để tránh để lại di chứng quá nặng nề như mụn quá sâu sẽ trở thành sẹo, hoặc các vết nám không thể mờ trở lại, thì các chị em cần phải tiếp tục thực hiện đúng quy trình dưỡng da mỗi ngày.
Pigmentation pregnancy
Source: beautypedia

Chăm sóc da trong thời gian thai kỳ để hạn chế nám và mụn:

  • Thực hiện quy trình chăm sóc da đầy đủ gồm tối thiểu 7 bước mỗi ngày (Xem lại bài ).
  • Các loại serum hay dưỡng ẩm có vitamin E và C cũng là những nhân tố rất quan trọng tăng cường sức khỏe cho da, và là những sản phẩm chăm sóc da sau sinh phù hợp nhất.
  • Không được sử dụng BHA và Retinol trong lúc mang thai. Ngược lại, các sản phẩm AHA rất hiệu quả trong việc trị mụn và hoàn toàn an toàn cho các mẹ bầu.
  • Đừng quên kem chống nắng mỗi ngày để bảo vệ da khỏi tia cực tím và giúp giảm thiểu nguy cơ bị nám da.
  • Bổ sung vitamin C để tăng cường collagen, bảo vệ tế bào khỏi sự phá huỷ của gốc tự do. Nguồn thực phẩm chứa vitamin C dồi dào là cam, chanh, bưởi, súp lơ xanh, berries.
  • Bổ sung chất béo Omega 3 giúp giảm nếp nhăn và tăng đàn hồi cho da. Omega 3 có nhiều trong dầu cá và các loại cá như cá hồi, cá ngừ, trứng, các loại hạt.
Omega 3 food sources
Source: pinterest
  • Uống đủ nước. Uống nhiều nước trái cây, tránh uống cafe, nước ngọt có ga
  • Đắp mặt nạ thiên nhiên.
  • Không nên dùng các sản phẩm làm trắng da
  • Các mẹ bầu vẫn có thể trang điểm trong thời gian mang thai để luôn xinh đẹp. Chưa có nghiên cứu nào nói là trang điểm gây hại cho em bé, tuy nhiên cần tránh các sản phẩm có mùi hương, các sản phẩm có parabens.

Gợi ý một số sản phẩm dành cho da mặt an toàn cho mẹ bầu

Neutrogena Ultra Sheer Sunscreen

Neutrogena Ultra Sheer Sunscreen
Source: Neutrogena


Elizabeth Arden skin illuminating retexturizing pads: được dùng như serum giúp ngăn ngừa nám trong thời gian mang thai.

Elizabeth Arden skin illuminating retexturizing pads
Source: Elizabeth Arden


bareMinerals Original Foundation Broad Spectrum

bareMinerals Original Foundation Broad Spectrum
Source: sephora


 

Josie Maran coconut watercolor cheek

Josie Maran coconut watercolor cheek
Source: Sephora


Bite Beauty Luminous Crème Lipstick

Bite Beauty Luminous Crème Lipstick
Source: YouTube





Share
Published 14 November 2017 8:37pm
Updated 15 November 2017 2:34pm
By Hương Lan

Share this with family and friends