Campuchia ký thỏa thuận bí mật cho Trung Quốc sử dụng căn cứ hải quân trong 30 năm

Hoa Kỳ và các đồng minh bày tỏ quan ngại về thỏa thuận bí mật giữa Bắc Kinh và Phnom Penh, cho phép Trung Quốc sử dụng một căn cứ hải quân ở Campuchia trong 30 năm, vốn được cho là sẽ đe doạ đến hoà bình và ổn định trong khu vực.

An airport construction site is seen in an area developed by China company Union Development Group at Botum Sakor in Koh Kong province, Cambodia, May 6, 2018.

An airport construction site is seen in an area developed by China company Union Development Group at Botum Sakor in Koh Kong province, Cambodia, May 6, 2018. Source: Reuters

Theo báo  ngày 22/7, Trung Quốc đã ký một thoả thuận bí mật với Campuchia vào đầu năm nay, cho phép các lực lượng vũ trang Hoa lục sử dụng một căn cứ hải quân ở Vịnh Thái Lan, gần một phi trường lớn hiện được xây dựng cũng bởi một công ty Trung Quốc.

Thoả thuận cho phép Trung Quốc triển khai quân đội, trữ vũ khí và tàu chiến tại căn cứ này trong 30 năm, và sẽ được tự động gia hạn sau mỗi 10 năm. 

Hoạt động quân sự từ căn cứ hải quân và phi trường ở Campuchia sẽ tăng cường năng lực của Trung Quốc nhằm thực thi các yêu sách về lãnh thổ và lợi ích kinh tế ở Biển Đông, đe dọa các đồng minh của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á, và mở rộng tầm ảnh hưởng ở eo biển chiến lược Malacca.

Mỹ và đồng minh lo ngại rằng thoả thuận này sẽ cung cấp cho Bắc Kinh một cơ sở hải quân chuyên dụng đầu tiên ở Đông Nam Á, và tiền đồn quân sự thứ hai của cường quốc này trên thế giới, sau Djibouti.

Thế nhưng giới chức Bắc Kinh và Phnom Penh đã phủ nhận tin tức này và gọi đây là “tin giả”. Thủ tướng Campuchia, ông Hun Sen hôm thứ Hai khẳng định Hiến pháp Campuchia ngăn cấm việc thành lập căn cứ quân sự của nước ngoài.

Còn phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng thì nói rằng hai nước hợp tác “trong nhiều lĩnh vực khác nhau”, và sự hợp tác của họ là minh bạch.
Chinese development in Cambodia. (Source: Mekong Institute)
Chinese development in Cambodia. (Source: Mekong Institute) Source: Mekong Institute
Được bao phủ bởi rừng rậm và rừng ngập mặn, căn cứ hải quân tại Ream rộng khoảng 190 mẫu, bao gồm hai cơ sở được xây dựng bằng tiền tài trợ của Hoa Kỳ và sử dụng bởi hải quân Campuchia, cộng với một bến tàu.

Trung Quốc dự tính sẽ xây thêm hai cầu tàu mới, một cho Trung Quốc và một cho Campuchia sử dụng. Thoả thuận này cũng cho phép nhân viên người Hoa mang vũ khí và sổ thông hành Campuchia, đồng thời yêu cầu người dân Campuchia phải xin phép Trung Quốc nếu muốn đi vào khu vực đã cho nước này thuê.

Washington hiện xem xét việc thuyết phục Phnom Penh nhằm đảo ngược thoả thuận này. Một viên chức cao cấp của Ngũ Giác Đài cho biết Hoa Mỳ muốn Campuchia trở thành đối tác an ninh của mình, tuy nhiên dường như nước này đã chọn Bắc Kinh.

Bên cạnh đó, một phi trường mới cũng đang được xây dựng ở Dara Sakor, cách Ream khoảng 40 dặm về phía tây bắc, bởi một công ty Trung Quốc với hợp đồng thuê đất lên tới 99 năm. Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy việc xây dựng đã tiến triển nhanh chóng trong năm qua, và hiện đã có một đường băng dài 2 dặm, đủ lớn cho các máy bay ném bom tầm xa và vận tải quân sự của Trung Quốc.

Cơ sở này dự kiến đi vào hoạt động vào năm tới và sẽ là phi trường lớn nhất Campuchia, mặc dù dân số của tỉnh này chỉ có 200,000 người. Các chiến đấu cơ xuất phát từ Dara Sakor có khả năng tấn công các mục tiêu ở Thái Lan, Việt Nam, Singapore và nhiều nơi khác.

Trung Quốc mở tiền đồn quân sự đầu tiên ở nước ngoài hồi năm 2017 ở Djibouti, nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động quanh Ấn Độ Dương và Phi Châu. Kể từ năm 2014, Bắc Kinh cũng xây dựng 7 hòn đảo nhân tạo được trang bị quân sự mạnh mẽ trên Biển Đông.

Úc cảnh báo rằng một căn cứ quân sự của Trung Quốc tại Campuchia sẽ đe doạ đến hoà bình và ổn định trong khu vực.

“Úc rất quan tâm đến sự ổn định, an ninh và thịnh vượng của khu vực, và đang tham gia chặt chẽ với các đối tác của chúng tôi để hỗ trợ mục tiêu này", một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Úc cho biết hôm thứ Hai.

“Chúng tôi sẽ chú ý đến bất kỳ sự phát triển nào có thể làm đảo lộn sự cân bằng chiến lược trong khu vực.”
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 24 July 2019 9:50pm
Updated 25 July 2019 11:33am
By Đăng Trình

Share this with family and friends