Úc: khủng hoảng rác thải khi Trung Quốc bắt đầu cấm nhập rác?

Các nhà lãnh đạo đang cảnh báo Úc chuẩn bị rơi vào tình trạng “nguy kịch” khi sắp không còn chỗ để chứa rác thải sau khi Trung Quốc bắt đầu cấm nhập rác.

Plastic bottles are processed in China

Businesses say China's foreign waste ban will encourage the domestic recycling industry to become more efficient Source: SBS News

Vào ngày 1 tháng 1, Trung Quốc chấm dứt nhận 24 loại rác thải, khiến Úc đang phải loay hoay với việc tìm chỗ chứa cho 600,000 tấn rác thải mỗi năm.

Lệnh cấm này  đã bắt đầu gây ảnh hưởng rõ rệt khi các rác tái chế hiện đang chất đầy tại các kho rác ở nhiều nơi trên khắp cả nước.

Rác sẽ đổ đi đâu?

CEO của Trung tâm thu gom rác tái chế Hunter ở North Sydney, ông Roger Lewis, cho rằng, chỉ cần vài tháng thôi vấn đề này sẽ trở nên “nguy kịch”.

“Hiện tại chỉ có vài kho rác và để thuê thêm nhà kho sẽ rất đắt đỏ,” ông Lewis nói.

Tại Victoria, công ty tái chế rác Visy đã ngưng nhận rác từ 22 khu vực hội đồng thành phố từ ngày 9 tháng Hai.

Tại cuộc điều tra quốc hội về vấn đề rác thải hồi tháng 10 năm ngoái, công ty Visy đã cảnh báo nếu Trung Quốc không mua rác thải nữa, rác thải trong nước sẽ ngay lập tức đầy ứ.

Và trong khi chính phủ tiểu bang Victoria còn đang loay hoay với các hội đồng thành phố và các công ty để tìm ra phương án, hiện vẫn chưa rõ nguồn rác tái chế sẽ đổ đi đâu.

Hiện tại, các công ty rác tái chế sẽ thu gom, phân loại và chứa rác.

Hầu hết rác sẽ được đóng gói và bán ra ngoại quốc để tiếp tục xử lý, tái chế thành các nguyên liệu thô có thể tái sử dụng.

Tuy nhiên, khi Trung Quốc đã nói không, thì con đường chuyển rác đã bị đóng lại.

Các nhà lãnh đạo trong ngành này cho rằng nước Úc thiếu hạ tầng cơ sở để xử lý rác trong nước.

Ông Lewis nói:

“Tôi nghĩ chúng ta đã sai lầm, mọi người đã sai lầm khi luôn trông đợi vào Trung Quốc là nơi xử lý vấn đề.”

Ông Lewis cho rằng lệnh cấm của Trung Quốc sẽ dẫn đến khủng hoảng trong nước, trừ khi chính phủ có hành động nhanh chóng.

Có giải pháp nào khả thi?

Đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho chính phủ cần phải nghĩ đến chuyện đầu tư vào hạ tầng cơ sở tái chế.

Tuy nhiên, việc này có thể dẫn đến một cuộc cạnh tranh giá cả với những sản phẩm không cần tái chế giá rẻ.

Theo chủ tịch Hiệp hội Quản lý Rác thải Úc (WMAA) Garth Lamb, việc tái xử lý nguyên liệu thường được chuyển giao cho các công ty nước ngoài để có những lựa chọn rẻ hơn sử dụng nguyên liệu tự nhiên.

“Chính phủ phải tập trung vào những thứ đem lại lợi ích bền vững, những thứ tạo ra công ăn việc làm trong cộng đồng, đem lại nhiều lợi ích do việc tái sản xuất đem lại.”

Ông Lamb đề nghị sử dụng thủy tinh tái chế để làm nền đường.

Nhưng ông cũng nói như vậy sẽ bỏ qua quặng cát.

Trong một văn bản, công ty Quản lý Rác Suez đồng ý rằng chính phủ cần phải can thiệp để hỗ trợ ngành tái chế rác địa phương.

“Đối với sản phẩm nhựa, chúng ta có thể xem xét các chính sách để khuyến khích việc sử dụng nguyên liệu tái chế trong sản phẩm và bao bì. Lấy thí dụ như California đã ban hành luật phải có tối thiểu 25% hàm lượng tái chế trong mỗi sản phẩm bao bì đóng gói.”

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 8 February 2018 5:25pm
By Hương Lan


Share this with family and friends