Chính phủ Úc lên kế hoạch cho ‘đại dịch’ coronavirus

Chính phủ liên bang đã kích hoạt kế hoạch ứng phó khẩn cấp trong trường hợp xảy ra ‘đại dịch’ coronavirus. Dự kiến dịch bệnh này sẽ gây áp lực nghiêm trọng lên các bệnh viện và hạ tầng cơ sở y tế Úc.

Doctors treat a patient in Wuhan, China.

Doctors treat a patient in Wuhan, China. Source: Getty

” của chính phủ Úc vạch ra chiến lược trong trường hợp bùng phát dịch coronavirus quy mô lớn – điều mà .


Highlights:

  • Tổ chức Y tế Thế giới nói rằng COVID-19 có nguy cơ trở thành đại dịch
  • Chính phủ Úc kích hoạt kế hoạch ứng phó khẩn cấp vào ngày 21/1
  • Các chuyên gia khuyên người dân chuẩn bị kỹ càng nhưng không nên hoang mang

Tài liệu này phác thảo một số hành động có thể được thực hiện để ứng phó với đại dịch, chẳng hạn như hủy bỏ các cuộc tụ tập đông người, yêu cầu người dân làm việc tại nhà, và tăng cường nguồn lực cho các bệnh viện.

Chính phủ cũng có quyền đẩy nhanh quá trình cấp phép cho các loại vắc-xin phòng bệnh hiệu quả, và thực hiện kế hoạch chủng ngừa quốc gia.

“Dịch coronavirus chủng mới đem lại một rủi ro đáng kể cho nước Úc,” tài liệu viết. “Nó có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao, và có thể tác động đến cộng đồng của chúng ta về mặt xã hội và kinh tế.”

Tài liệu cũng liệt kê ba tình huống mà hệ thống y tế Úc phải đối mặt tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tốc độ lây lan của dịch bệnh.

Ở mức độ nghiêm trọng “thấp”, tác động sẽ tương tự như đại dịch cúm H1N1 năm 2009 hoặc một mùa cúm tồi tệ, gây áp lực lên các bệnh viện và dịch vụ y tế.

Một đợt bùng phát ở mức độ “trung bình” sẽ khiến các bệnh viện chịu áp lực nghiêm trọng, giới chức y tế phải huy động các phòng khám coronavirus chuyên dụng, và các cuộc phẫu thuật không khẩn cấp có thể phải dời lại.

Trường hợp xấu nhất là dịch bệnh bùng phát ở mức độ “cao”, tương tự như Đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918, có thể lây nhiễm đến một phần ba dân số Úc và giết chết 50-100 triệu người trên toàn thế giới.
Commuters in Tokyo on Tuesday.
Commuters in Tokyo on Tuesday. Source: AAP
Tổng trưởng Y tế Greg Hunt hôm thứ Ba cho biết chính phủ đã kích hoạt kế hoạch này vào ngày 21/1, khi Úc trở thành quốc gia đầu tiên tuyên bố COVID-19 có khả năng phát triển thành đại dịch.

“Chúng ta không miễn nhiễm, nhưng chúng ta chuẩn bị kỹ càng như bất kỳ quốc gia nào trên thế giới,” ông nói.

Thủ tướng Scott Morrison nói rằng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh của Úc cho đến nay vẫn tỏ ra hiệu quả, bao gồm lệnh cấm nhập cảnh, giám sát tại sân bay và cách ly.

“Vào thời điểm này tại Úc, rủi ro truyền bệnh từ người sang người là không lớn, trong bối cảnh tất cả 15 ca bệnh được xác định [từ Vũ Hán] đã hồi phục và 7 ca còn lại là trường hợp nhẹ và đang được cách ly,” ông nói.

Khả năng truyền bệnh của coronavirus hiện vẫn chưa được xác định. Chính phủ Úc giả định một người nhiễm bệnh có khả năng lây truyền cho 1,4 đến 2,5 người, theo các lời khuyên y khoa gần đây.

COVID-19 có phải là đại dịch không?

Hôm thứ Hai tuần này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo coronavirus “có khả năng trở thành đại dịch” và tất cả các nước nên chuẩn bị ứng phó.

Tổ chức này định nghĩa đại dịch (pandemic) là “một mầm bệnh mới dễ dàng lây lan từ người này sang người khác trên toàn cầu”.

Hiện có tại ít nhất 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Với xu hướng này, các chuyên gia cho rằng việc COVID-19 trở thành đại dịch chỉ còn là vấn đề thời gian.

“Chúng ta cần nhận thức rằng có lẽ chúng ta đang hướng đến đại dịch đó, ngay cả khi WHO chưa muốn gọi như vậy,” Giáo sư Ian Mackay thuộc Đại học Queensland nói với đài .

“Đó chỉ là vấn đề thời gian.”

Bạn nên làm gì để chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất?

Các chuyên gia cho rằng điều quan trọng là bạn phải chuẩn bị kỹ càng.

“Bạn cần suy nghĩ xem liệu bạn có đủ thuốc men và thực phẩm thiết yếu, chẳng hạn như đồ ăn đóng hộp, mì ống hoặc những thực phẩm cung cấp chất xơ, tinh bột và đạm trong hai tuần, nếu chuỗi cung ứng thực phẩm bị gián đoạn,” Giáo sư Mackay nói.

“Đừng quên chuẩn bị thức ăn cho vật nuôi, hãy trữ sẵn thức ăn khô và thuốc trị bọ chét trong trường hợp khan hiếm hàng hóa.”

Tuy nhiên, ông cảnh báo người dân không nên hoảng loạn và tích trữ quá nhiều thực phẩm.

“Đừng mua sạch các kệ hàng,” ông nói. “Chúng ta có thời gian chuẩn bị ngay bây giờ bằng cách chỉ mua thêm một vài món đồ mỗi khi đi chợ, và để dành chúng.”

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 26 February 2020 1:25pm
By Đăng Trình

Share this with family and friends