Có gì đằng sau những Học viện Khổng Tử tại Úc?

Các sinh viên và học sinh tại Úc được dạy ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc bởi các trợ giảng, vốn được Chính phủ Trung Quốc sàng lọc dựa trên “phẩm chất chính trị tốt” và lòng trung thành với Đảng Cộng sản.

Confucius kindergarten

Students learning to perform a tea ceremony at a Confucius kindergarten in Wuhan, China. Source: AFP / Getty Images

Các trợ lý dạy tiếng Hoa cùng với các giáo viên người Úc trong các lớp học và trường đại học trên cả nước, theo chương trình của Học viện Khổng Tử do cơ quan chính phủ Trung Quốc Hanban (Hán Biện) giám sát.

Các tiêu chí ứng tuyển lần đầu tiên được ban hành bởi trụ sở của Học viện Khổng Tử tại Bắc Kinh vào cuối năm 2016 và đã được áp dụng cho đến ngày này. 

Những ứng cử viên đáp ứng được các điều kiện về “phẩm chất chính trị tốt” sẽ được gửi đi dạy tại các học viện và lớp học Khổng Tử trên khắp thế giới.

Một trong những thoả thuận giữa các trường đại học và Học viện Khổng Tử, đó là nhân viên không thể làm bất cứ điều gì trái với quan điểm của chính phủ Trung Quốc.

Chủ tịch Hội đồng Hán Biện, bà Sun Chunlan (Tôn Xuân Lan), hiện là Phó Thủ tướng Trung Quốc và từng phụ trách Mặt trận Thống nhất, chịu trách nhiệm cho các nỗ lực gây ảnh hưởng ở nước ngoài của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Giáo sư John Fitzgerald, Chuyên gia về Trung Quốc thuộc Đại học Swinburne nói với đài  rằng “phẩm chất chính trị tốt” có nghĩa là chấp nhận đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc và không bày tỏ quan điểm chính trị của mình.

“Chính trị là lĩnh vực độc quyền của Đảng Cộng sản,” ông nói.

“Tất nhiên, điều này có nghĩa là bất cứ thứ gì mà đảng có dính líu đến đều mang màu sắc chính trị, bao gồm giáo dục và văn hoá.”
Những tiết lộ này được đưa ra trong bối cảnh quan ngại gia tăng về sức ảnh hưởng của chính phủ Trung Quốc đối với ngành giáo dục Úc.

Giới chỉ trích lo lắng về sự kiểm soát của Trung Quốc đối với chương trình giảng dạy, kiểm duyệt các vấn đề nhạy cảm như Đài Loan hay Tây Tạng, và gây nguy hại cho tự do học thuật.

Ông Sonam Paljor, một người Tây Tạng sống ở Sydney, lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực của lớp học Khổng Tử đối với ngôi trường mà con gái ông đang theo học.

“Con gái tôi tỏ ra bối rối khi về nhà,” ông nói.

“Những đứa trẻ khác nói với cháu rằng Tây Tạng là một phần của Trung Quốc và chế nhạo cái tên Tây Tạng của cháu.”
CONFUCIUS AGREEMENT TO BE REPLACED WITH $1.2 MILLION CHINESE LANGUAGE AND CULTURE PROGRAMS
Students communicating in BSSC’s “Confucius Classroom,” a signature program the school co-hosts with Chinese government organization for local students. Source: Bendigo Senior Secondary College
Giờ đây khi chọn trường trung học cho con, vợ chồng Paljor phải kiểm tra cẩn thận gốc gác của bất kỳ giáo viên tiếng Hoa nào.

“Biết rằng các Học viện Khổng Tử đang mở rộng chỉ khiến tôi lo lắng hơn rằng mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn,” ông Paljor nói.

“Hệ thống này không đủ mạnh để thách thức hoặc đặt câu hỏi về những điều này.”
“Những đứa trẻ khác nói với cháu rằng Tây Tạng là một phần của Trung Quốc và chế nhạo cái tên Tây Tạng của cháu.” - Sonam Paljor
Ông nói về việc có một Học viện Khổng Tử ngay chính bên trong Bộ Giáo dục NSW.

“Khi bạn có một Học viện Khổng Tử ngay tại Bộ Giáo dục NSW thì chính những người đứng đầu lĩnh vực giáo dục đã bị ảnh hưởng,” ông nhận xét.

“Không chỉ ảnh hưởng đến niềm tin và sự tín nhiệm của bạn đối với cơ quan này, mà còn khiến bạn nghi ngờ và mất lòng tin vào các tổ chức mà chúng tôi vốn tin tưởng.”

Sau một loạt vụ bê bối tại các trường đại học Úc trong nhiều năm qua, và việc Chính phủ NSW đánh giá lại chương trình ngôn ngữ và văn hoá của các lớp học Khổng Tử tại tiểu bang này, vai trò của Học viện Khổng Tử đang được xem xét lại.

Úc hiện có số lượng học viện và lớp học Khổng Tử cao thứ ba trên thế giới – đứng sau Hoa Kỳ và Vương quốc Anh – với 14 học viện và 67 lớp học trên cả nước.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 18 July 2019 10:20am
Updated 19 July 2019 4:31pm
By Đăng Trình

Share this with family and friends