Có phải thường trú nhân gây nên tình trạng đông đúc ở các thành phố lớn?

Các chuyên gia nhận định việc cắt giảm thường trú nhân không giúp gì nhiều trong việc giải quyết áp lực dân số ở các thành phố lớn, mà nguyên nhân lại nằm ở các di dân giữ visa tạm trú, đặc biệt là sinh viên quốc tế.

International students are being encouraged to study at regional universities rather than in major cities under a federal government plan to ease population growth in our capital cities.

International students are being encouraged to study at regional universities under a federal government plan to ease population growth Source: SBS News

Di dân tạm trú mới là nguồn cơn của việc quá tải ở các thành phố lớn

Thủ tướng Scott Morrison đã có quyết định sẽ cắt giảm số lượng di dân thường trú mỗi năm từ 190,000 người xuống còn 160,000 người, bởi theo ông nhằm để giảm tải nạn kẹt xe và sự quá tải ở các trường học tại những thành phố lớn như Sydney hay Melbourne.

Thế nhưng theo ý kiến của ông Abul Rizvi, cựu thư ký của Bộ di trú, trả lời SBS News rằng, kế hoạch này khó có khả năng thay đổi được áp lực về dân số, bởi theo ông, nguyên nhân đến từ các sinh viên quốc tế chứ không phải di dân thường trú.

“Việc cắt giảm số lượng thường trú nhân ở Úc sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng đông đúc tại các thành phố lớn, bởi nguyên nhân chính đến từ các di dân tạm trú, đặc biệt là sinh viên quốc tế,” ông Riviz nói.

“Chính sinh viên quốc tế mới là nhân tố lớn tăng trưởng mạnh trong số lượng di dân đến Úc, và hầu hết các sinh viên đều chọn Sydney, Melbourne, Brisbane,” ông nói.

Theo ông Rizvi, trong khi số lượng thường trú nhân đến Úc vẫn ổn định qua các năm, thì lượng sinh viên quốc tế lại tăng vọt.
Transport on the Monash freeway in Melbourne, Victoria, Friday, June 1, 2012. (AAP Image/David Crosling) NO ARCHIVING
Experts say cutting migration won't reduce congestion. Source: AAP
Cụ thể, trong tài khóa 2011 – 2012, nước Úc tiếp nhận 32,000 sinh viên đến học tập, nhưng đến tài khóa 2016 – 17 con số này là là 100,000.

Những sinh viên này dần dần nằm trong nhóm 1 triệu người mà ông Rizvi gọi là ‘cư dân tạm trú dài hạn’ – là những người đã ở Úc một thời gian dưới nhiều loại visa tạm trú khác nhau, rất nhiều người đang cố gắng tìm cách để xin được thường trú.

Giáo sư Peter Phibbs, đến từ khoa Kế hoạch Đô thị thuộc Đại học Sydney, cũng có chung nhận xét

“Các chính trị gia cứ dành hết thời gian ngồi nói sẽ làm chuyện này chuyện nọ để giải quyết sự quá tải và kẹt xe ở các thành phố lớn, nhưng rất tiếc là toàn những chuyện viễn vông, và kế hoạch này cũng là một trong những chuyện viễn vông đó.

“Thay vào đó chính phủ nên tập trung vào cách làm sao để người dân chuyển sang đi xe lửa hay xe buýt thay vì lái xe.”

Kế hoạch khuyến khích di dân đến sống vùng tỉnh có thể hiệu quả

Ông Rizvi nói kế hoạch muốn chuyển di dân đến các vùng tỉnh bằng con đường visa vùng tỉnh của chính phủ có thể giúp giãn dân số ra khỏi Sydney và Melbourne.

“Kế hoạch này sẽ buộc nhiều sinh viên quốc tế đang sống ở Melbourne và Sydney phải chuyển đến những vùng như Adelaide, Darwin, Hobart và những vùng tỉnh khác ở Úc. Và từ đó sẽ giúp giảm áp lực dân số đến Sydney và Melbourne.”

“Tuy nhiên như tôi nói, tác động sẽ rất nhỏ, và chỉ có tác động trong ngắn hạn.”

Dân biểu Lao động Tanya Plibersek cho rằng chính phủ đã cho phép quá nhiều visa tạm trú đến Úc.

“Năm năm dưới thời của chính phủ Tự do, họ đã điều hành hệ thống di trú trong 5 năm, và con số visa được cấp đã tăng lên khủng khiếp đặc biệt là visa tạm trú, trong khi đáng lẽ điều chúng ta cần làm là đào tạo người dân Úc làm những công việc nằm trong danh sách tay nghề đang bị thiếu hụt lao động mới phải.”

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 20 March 2019 4:36pm
Updated 20 March 2019 5:18pm
By Hương Lan

Share this with family and friends