Cụ bà 90 tuổi tốt nghiệp Đại học Melbourne: ‘Không bao giờ quá già để mơ ước’

Một cụ bà đến từ Bairnsdale, Victoria vừa tốt nghiệp Đại học Melbourne ở tuổi 90 với bằng Thạc sĩ về Lão hóa. Nghiên cứu của bà tập trung vào việc sử dụng âm nhạc như một liệu pháp tạm thời cho những người mắc chứng sa sút trí tuệ.

For 90-year-old grandmother Lorna Prendergast, the Master of Ageing course has opened an exciting new path.

For 90-year-old grandmother Lorna Prendergast, the Master of Ageing course has opened an exciting new path. Source: ABC Australia

Cụ bà Lorna Prendergast đến từ thị trấn Bairnsdale, cách Melbourne gần 300 km về phía đông, vừa nhận được bằng của Đại học Melbourne.

Bà hy vọng câu chuyện của mình sẽ truyền đi thông điệp rằng, bạn không bao giờ quá già để học hỏi.

“Càng hiểu biết nhiều, tôi càng muốn họ theo đuổi ước mơ của mình,” bà nói với .

“Không ai quá già để mà ngồi một chỗ và nói rằng, ‘Tôi già rồi, tôi không thể làm được’. Từ ‘không thể’ không có trong từ điển.”

Bà Prendergast quay trở lại ghế nhà trường sau cái chết của ông Jim, người chồng đã chung sống với bà suốt 64 năm.
Bà Prendergast lãnh bằng Thạc sĩ về Lão hóa trên sân khấu.
Bà Prendergast lãnh bằng Thạc sĩ về Lão hóa trên sân khấu. (Ảnh: Screenshot)
Sau một năm nhớ nhung đau buồn, bà Prendergast quyết định rằng bà cần phải tiếp tục sống. Khi xem chương trình khoa học trên kênh ABC, bà biết mình cần phải làm gì.

“Tôi nghĩ ‘tôi phải làm gì bây giờ?’ Và chỉ bằng sự trùng hợp ngẫu nhiên, tôi bật TV và thấy một chương trình về tác dụng của âm nhạc đối với người mắc chứng sa sút trí tuệ,” bà Prendergast kể lại.

“Tôi chỉ nghĩ rằng ‘Tôi muốn biết thêm về điều này’, bởi vì tôi từng trải qua nó trong các viện dưỡng lão, và nhìn thấy âm nhạc đã giúp các bệnh nhân tại đó như thế nào.”

Việc sử dụng âm nhạc như một phương pháp trị liệu tạm thời cho người mắc chứng sa sút trí tuệ trở thành niềm đam mê và trọng tâm nghiên cứu của bà.

Vượt qua khoảng cách công nghệ

Là một cựu tổng đài viên và thủ thư, bà Prendergast nhanh chóng bắt kịp với những thay đổi về công nghệ.

“Một trong những điều mà tôi cần thời gian để làm quen, là khi tôi phải chụp hình, thuyết trình và nhiều thứ khác nữa, chúng rất tốn thời gian,” bà nói.

“Nhưng trường đại học có một đội ngũ hỗ trợ công nghệ rất giỏi, họ rất tốt bụng và đã giúp đỡ tôi rất nhiều.”

Giáo viên hướng dẫn của bà Prendergast, Phó giáo sư Rosemary McKenzie, cho biết bà là một “nguồn cảm hứng”.

Trong bối cảnh dân số Úc đang già đi, các chuyên gia dự báo sẽ có nhiều sinh viên cao tuổi ghi danh theo học tại các trường đại học hơn.

“Bà ấy có niềm đam mê học tập suốt đời, bà là một trong những người đầu tiên theo học chương trình sau đại học trực tuyến của chúng tôi,” Phó giáo sư McKenzie nói.

“Bà đã vượt qua nó, làm chủ công nghệ và khoảng cách kỹ thuật số. Tôi cho rằng bà ấy là một trong những người tiên phong trong việc học tập suốt đời, những người đăng ký học đại học ở mọi lứa tuổi.”
“Từ ‘không thể’ không có trong từ điển.” - Lorna Prendergast
Sau khi nhận được bằng Thạc sĩ, bà Prendergast cho biết bà muốn nghỉ ngơi một thời gian, dọn dẹp nhà cửa trước khi quyết định dự án tiếp theo.

“Con gái tôi nhắc đến văn hào CS Lewis, người từng nói rằng ‘Không bao giờ quá già để mơ ước’, và nghĩ về một dự án khác,” bà nói.

“Tôi tin vào điều đó. Đừng hỏi kế hoạch của tôi là gì, tôi chắc chắn rằng sẽ có một điều gì đó xuất hiện, một khi tôi dọn dẹp xong căn nhà của mình.”
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 31 July 2019 4:00pm
Updated 31 July 2019 5:31pm
By Đăng Trình

Share this with family and friends