Gần 200 cá nhân, tổ chức Việt Nam có tên trong Hồ sơ Panama

Hiệp hội Nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) công bố danh sách các thân chủ của công ty luật Mossack Fonseca, trong đó có tên của 189 cá nhân, tổ chức Việt Nam có công ty bình phong ở nước ngoài.

Bảng hiệu Công ty luật Mossack Fonseca ở Panama

Mossack Fonseca ở Panama chỉ là một trong nhiều công ty cung cấp dịch vụ điều hành các công ty bình phong ở ngoại quốc cho người giàu. Source: Getty Images

Hôm 9/5 Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) đã công bố Hồ sơ Panama với chức năng tìm kiếm dễ dàng để công chúng có thể tra cứu.

Liên quan đến Việt Nam, SBS tìm thấy có 12 công ty bình phong (Offshore Entities), 96 địa chỉ được tìm thấy trong hồ sơ (Listed Addresses), 189 cá nhân hoặc công ty quản lý hoặc trung gian giúp khách hàng lập công ty bình phong (Officiers & Master Clients).

Công chúng có thể truy cập của ICIJ để xem những thông tin liên quan đến Việt Nam.

Cách tìm nhanh nhất là đánh tên quốc gia vào ô “search” như trong hình bên dưới.

Danh sách các công ty bình phong sẽ hiện ra. Chọn nút "officers" để thấy tên các giám đốc, cổ đông, hay người thừa hưởng.

Nút "intermediaries" sẽ cung cấp danh sách các luật sư và công ty cung cấp dịch vụ giúp các thân chủ ở quốc gia bạn đang tìm thành lập các công ty bình phong ở ngoại quốc.

Cuối cùng chọn nút "address" để nhìn thấy các địa chỉ tại quốc gia liên hệ được liệt kê trong Hồ sơ Panama.

 
recovered_08a6eaae8b49c3ea41736b86506f8584.jpg
Ngày 3/4/2016, khoảng 11,5 triệu tài liệu từ năm 1977 đến cuối 2015 của công ty luật Mossack Fonseca ở Panama bị rò rỉ, hé lộ mạng lưới công ty bình phong khổng lồ trên thế giới. 

Cái được đặt tên là “Hồ sơ Panama”này chứa đựng chi tiết giao dịch tài chánh của khoảng 140 chính trị gia, trong đó có đến 12 nguyên thủ quốc gia cùng gia đình và thân tín của họ, nhiều tỷ phú, ngôi sao, trùm ma túy.

Đây được xem vụ rò rỉ dữ liệu lớn nhất từ trước tới nay và nó hé lộ về một vụ tham nhũng toàn cầu, cũng như những bí mật tài sản của giới nhà giàu trên toàn thế giới.

Theo báo cáo 12/2015 của Tổ chức Liêm chính tài chính toàn cầu (Global Financial Integrity) có trụ sở ở Washington, gần 93 tỷ USD được chuyển phi pháp ra khỏi Việt Nam trong vòng 10 năm qua. 

Ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn được báo chí Việt nam dẫn lời cho rằng, vụ việc này đã "thức tỉnh cơ quan thuế giám sát chặt chẽ hơn các doanh nghiệp sử dụng các thiên đường thuế".

Các công ty bình phong ở ngoại quốc được lập ra nhằm giúp các công ty và cá nhân có nhiều tiền tránh thuế và trong một số trường hợp là rửa tiền.

Tuy nhiên, việc sử dụng công ty ở ngoại quốc không hoàn toàn là hành vi phạm tội, và một số có mục đích hợp pháp.

 

 


Share
Published 10 May 2016 1:34pm
Updated 10 May 2016 2:44pm
By Quốc Vinh

Share this with family and friends