Lệnh giới nghiêm ở Melbourne có giúp ngăn lây nhiễm cộng đồng?

Quy định này đã được áp dụng ở Melbourne một tháng qua, nhưng nhiều người đang đặt câu hỏi liệu có thực sự cần thiết phải áp dụng lệnh giới nghiêm để giảm lây nhiễm COVID-19?

Victoria's curfew

Victoria's curfew Source: AAP Image/Erik Anderson

Highlights
  • Nhóm người trong độ tuổi 20 – 30 chiếm khoảng 22% dân số, và chiếm khoảng 41% - 44% tổng số ca nhiễm.
  • Có lo ngại cho rằng giới nghiêm, ép buộc và luật pháp không giúp người dân tự nguyện chấp hành, mà lấy đi niềm tin của dân chúng.
  • Cảnh sát nói họ được huấn luyện để giải quyết một cách nhạy bén và tôn trọng những người dễ tổn thương.
Người dân Melbourne đã trải qua một tháng sống trong điều kiện giới nghiêm từ 8 giờ tối đến 5 giờ sáng hôm sau, một quy định chưa từng có trong lịch sử thành phố này. Dưới cái nhìn của một số chuyên gia, quy đình này như một vòng kiềm toả hoạt động của người dân nhằm khống chế sự lây lan coronavirus.

Thế nhưng cũng có ý kiến cho rằng, với việc bùng phát bệnh chủ yếu xuất phát từ các viện dưỡng lão, cơ sở chế biến thịt, khách sạn cách ly, thì quy định giới nghiêm không phải là phương thức giúp hạn chế virus lây lan.

Những người trẻ khiến virus lây lan nhanh hơn

Theo giáo sư Mary-Louise McLaws từ đại học UNSW đồng thời là cố vấn của Tổ chứ Y tế Thế giới (WHO), bà nói với rằng luật giới nghiêm được thiết lập để ngăn người trong độ tuổi 20 – 30 ra ngoài vào ban đêm hoặc tụ tập ở nhà nhau.

“Nhóm này chiếm khoảng 22% dân số, nhưng đối với tổng số ca nhiễm, họ chiếm khoảng 41% - 44%, và đó là một con số rất lớn.

“Nói cách khác, dịch bệnh lây lan là do người trẻ, những người có nhu cầu kết nối xã hội cao. Và bằng cách giới nghiêm họ, họ ít có cơ hội kết nối xã hội.”

Bà McLaws nói mục đích của biện pháp này là ‘buộc mọi người về nhà và ở trong nhà’.

Và dù bà hiểu người dân rất mệt mỏi và có triệu chứng ‘bệnh vì đại dịch’, nhưng bà vẫn cho rằng giới nghiêm vẫn nên được thực thi đến ít nhất là ngày 28/9. Điều này giúp các ca nhiễm giảm xuống mức an toàn vào giữa tháng Chín, sau đó có thêm 14 ngày để quan sát.
Victorian Premier Daniel Andrews has confirmed some COVID-19 restrictions will soon be eased but Melbourne's curfew will remain until at least October 26.
Victorian Premier Daniel Andrews has confirmed some COVID-19 restrictions will soon be eased but Melbourne's curfew will remain until at least October 26. Source: AAP

Giới nghiêm không ngăn lây nhiễm

Thế nhưng một ý kiến khác là của Peter Collignon, một chuyên gia về bệnh lây nhiễm và là giáo sư môn vi sinh, ông cho rằng giới nghiêm là một ‘biện pháp cũ kỹ’.

“Giới nghiêm bản thân nó không thể chặn sự lây nhiễm. Điều mà giới nghiêm làm là giúp việc duy trì luật dễ dàng hơn.

“Tôi có thể cho rằng giới nghiêm là một quy định hết sức ngặt nghèo, nó cũng giống như bạn buộc người ta không được cho phép ai vào nhà mình.”

Giáo sư Collignon chỉ ra quy định giới nghiêm thường được áp dụng cho trường hợp khẩn cấp khác ngoài trường hợp y tế, và nói hầu hết các trường hợp xảy ra ở nơi làm việc hoặc hộ gia đình.

Nhưng nếu giới nghiêm được áp dụng cùng lúc với việc cho phép có khách đến viếng thăm nhà, thì thực tế nó sẽ làm con người xích lại gần nhau hơn nếu như họ phải ở lại qua đêm.

Giới nghiêm có phải là biện pháp quá cứng rắn?

Đã có hơn 1,800 giấy phạt được cảnh sát Victoria ban hành vì những vi phạm giới nghiêm, trung bình 60 trường hợp mỗi ngày tương đương với số tiền phạt tổng cộng là $2.9 triệu đô la.

Daniel Nguyen, một người điều phối của Dự án về Trách nhiệm Cảnh sát, cho biết nhóm dự án của ông không cho rằng giới nghiêm dựa trên khoa học sức khỏe cộng đồng.

“Victoria dường như chỉ tập trung vào việc thực thi quyền lực cảnh sát và các quy định và luật lệ để đối phó với tình trạng y tế khẩn cấp.

“Lý do duy nhất của việc tồn tại quy định giới nghiêm đó là buộc người dân chấp hành.”

Ông nói ông không cho rằng quy định này là hợp lý hoặc có thể chấp nhận, đặc biệt là cùng lúc có quá nhiều biện pháp khác đang được thực hiện để kiểm soát lây nhiễm virus.

“Cảnh sát, hình phạt, ép buộc không phải là cách chúng ta làm để có thể khắc phục những vấn đề sức khỏe cộng đồng,” ông Nguyễn nói.

“Nó lấy đi niềm tin, lấy đi sự quyết tâm làm điều đúng của người dân.”
Cảnh sát Victoria đã không công bố số liệu nhưng nơi nào bị phạt, nhưng ông Nguyễn cho biết nhiều người lo ngại về chuyện xử phạt trong khoảng thời gian từ đầu đại dịch từ tháng Ba đến giữa tháng Năm, khi đó người dân ở những vùng có mức sống kinh tế xã hội thấp bị phạt nhiều hơn, mặc dù tại thời điểm đó COVID-19 bùng phát nhiều ở những vùng giàu có hơn.

“Có nhiều người gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần mà cũng đã bị nhận giấy phạt và chúng tôi tin là không phù hợp trong hoàn cảnh đó, đặc biệt là đối với người trẻ.”

Trong một thông cáo, Cảnh sát Victoria nói các nhân viên cảnh sát đã được huấn luyện để cư xử nhạy cảm và tôn trọng những người dễ tổn thương.

“Mục tiêu của chúng tôi là phạt những cá nhân cố tình vi phạm hướng dẫn của cảnh sát, và cho thấy họ không quan tâm đến sức khoẻ cộng đồng.”
Karren Walker đến từ tổ chức Launch Housing, một tổ chức hỗ trợ dịch vụ cho người vô gia cư, nói với rằng cảnh sát đã có sự thấu hiểu đối với những người vô gia cư phải ngủ ngoài đường sau 8 giờ tối.

“Cho dù họ có đeo khẩu trang hay không, hoặc đang ở ngoài trong thời gian giới nghiêm, thì cảnh sát cũng đã thực sự lắng nghe phản ứng của cộng đồng, thay vì dùng luật để đáp trả,” bà Walker nói.

“Nếu một người vô gia cư đang ở trong cơ sở chăm sóc của chúng tôi ở ngoài đường trong giờ giới nghiêm, cảnh sát sẽ hỗ trợ họ quay về chỗ ở.”

Tình trạng vô gia cư cũng đã được hỗ trợ bằng cách cấp kinh phí để những người đang trong tình cảnh vô gia cư được ở tạm trong khách sạn.

Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.

Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.

Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.

SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại: https://www.sbs.com.au/language/vietnamese/coronavirus-updates
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share
Published 10 September 2020 4:15pm
Updated 10 September 2020 4:43pm
By Hương Lan

Share this with family and friends