Mua thuốc giảm đau Nurofen phải có đơn thuốc bác sĩ

Từ 1/2/2018, các loại thuốc giảm đau như Nurofen plus, Codral hay Panadeine sẽ không còn được bày bán trong siêu thị nữa, thay vào đó, nếu muốn mua thuốc, bệnh nhân sẽ cần đi gặp bác sĩ để được kê toa.

Nurofen Plus will only be bought with prescription next February

Kể từ tháng Hai năm sau, Nurofen Plus chỉ được bán theo toa. Source: Getty iMAges

Bắt đầu từ ngày 1 tháng Hai năm 2018, những ai bị các bệnh thông thường như đau lưng, đau nửa đầu, đau bụng kinh, đau răng hoặc cảm cúm thông thường, sẽ không còn có thể mua thuốc giảm đau như Nurofen plus, Panadeine, Mersyndol và Codral được nữa. Thay vào đó, quý vị sẽ phải đến gặp bác sĩ gia đình để được kê đơn.

Quyết định này được đưa ra sau khi có nhiều xác nhận cho biết bệnh nhân dùng thuốc giảm đau thường trở nên nghiện codeine.

Hiệp hội Dược phẩm Úc đã quyết định sẽ làm một chiến dịch giáo dục cho người tiêu dùng biết về những thay đổi này, tuy nhiên họ hiện đang vận động chính phủ cho phép thực hiện một số miễn trừ, chẳng hạn các hiệu thuốc vẫn có thể bán các loại thuốc giảm đau nhưng phải di kèm với điều kiện và hạn chế nào đó.

Những điều kiện này bao gồm: việc dùng thuốc giảm đau là nhằm để chữa một cơn đau nhất định, chứ không phải các cơn đau mãn tính, và chỉ được bán với số lượng nhỏ, và được lưu lại trong hồ sơ.
Hiện nay, các tiệm thuốc đang sử dụng một chương trình quản lý người mua, MedsASSIST, nhằm quản lý xem người mua thuốc có đang lạm dụng codeine hay không.

Theo đó, người mua được yêu cầu phải xuất trình bằng lái để kiểm tra lịch sử mua thuốc. Việc này cũng tương tự như khi người tiêu dùng đi mua những sản phẩm có chứa pseudoephedrine (một loại chất gây nghiện), cho phép kiểm tra xem liệu người đó có đang dùng thuốc sai mục đích không.

Hiệp hội Dược phẩm Úc cho rằng, chỉ riêng biện pháp kê toa sẽ không giải quyết tận gốc việc lạm dụng thuốc giảm đau, vì bác sĩ không sử dụng hệ thống quản lý MedsASSIST như các tiệm thuốc đang làm và sẽ không phát hiện được bệnh nhân có đang lạm dụng thuốc hay không.

Ngoài ra, Hiệp hội Dược phẩm cũng tin rằng các bệnh nhân một khi đã muốn sẽ tìm được cách mua thuốc mà không cần toa bác sĩ.
Ngược lại, phía bác sĩ thì ủng hộ kế hoạch này.

Cơ quan Quản lý thuốc điều trị cho biết các loại thuốc chứa codeine liều thấp không nhằm mục đích chữa trị các bệnh dài hạn, tuy nhiên rất nhiều người đã dùng thuốc này để chữa các cơn đau mãn tính.

“Điều này có nghĩa là, người tiêu dùng dần dần trở nên nghiện codeine. Quyết định của chúng tôi cũng dựa trên việc có rất ít bằng chứng cho thấy dùng thuốc có codeine thì giảm đau hiệu quả hơn các loại thuốc tương tự không chứa codeine.”

Sau khi có quyết định trên, công ty dược GlaxoSmithKline sản xuất thuốc Panadeine đã ngưng sản xuất loại thuốc này, và tuyên bố họ sẽ rút loại thuốc này khỏi Úc.

Các công ty khác được biết sẽ điều chế lại công thức của các loại thuốc phổ biến và bỏ codeine ra khỏi thành phần, để thuốc vẫn được bày bán ở siêu thị.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 15 September 2017 5:04pm
Updated 15 September 2017 5:06pm
By Hương Lan

Share this with family and friends