Nghiên cứu về miếng dán vắc-xin COVID-19 của Úc cho thấy có nhiều triển vọng

Một phương pháp chủng ngừa COVID-19 mà không cần dùng đến kim tiêm đã vượt qua các thử nghiệm tiền lâm sàng, hứa hẹn đem lại nhiều lợi ích cho các đợt chủng ngừa trong tương lai.

The UQ research team, featuring Dr Chris McMillan, Dr David Muller, Dr Alberto Amarilla, Dr Naphak Modhiran Ortiz and Ms Jovin Choo.

The UQ research team, featuring Dr Chris McMillan, Dr David Muller, Dr Alberto Amarilla, Dr Naphak Modhiran Ortiz and Ms Jovin Choo. Source: The University of Queensland

Công ty Vaxxas của Úc, vốn được tách từ Đại học Queensland để phát triển , đã sử dụng thuốc chủng Hexapro của Đại học Texas trong nghiên cứu này.

Tiến sĩ David Muller thuộc Đại học Queensland, người đang điều hành các thử nghiệm tiền lâm sàng, cho biết họ đã nhận được kết quả tuyệt vời trên các con chuột thí nghiệm.

“Kết quả cho đến nay thật đáng kinh ngạc; chúng tôi đã nhận được phản ứng kháng thể trung hòa COVID với một liều duy nhất ở chuột,” ông nói.

Bề mặt miếng dán có hàng ngàn mũi kim siêu nhỏ (gọi là “microprojection”) được tẩm vắc-xin.

Tiến sĩ Muller cho biết những mũi kim siêu nhỏ này đưa vắc-xin vào một lớp da cụ thể, giúp tạo ra phản ứng miễn dịch ngay lập tức và mạnh mẽ hơn so với kim tiêm truyền thống.

“Do việc phân phối có mục tiêu đó, chúng tôi có thể tạo ra các phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn nhiều.”

Khác với kim tiêm, những miếng dán này không gây đau, và không có nguy cơ lây nhiễm chéo do chỉ sử dụng một lần.

Hexapro là một loại vắc-xin tương đối ổn định, vì vậy các miếng dán có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng – ít nhất 30 ngày ở 25 độ C, và một tuần ở 40 độ C.
Chuyên gia về vắc-xin và bệnh truyền nhiễm đến từ Đại học Sydney, Giáo sư Robert Booy, trong vài tháng qua đã gia nhập Vaxxas với vai trò giám đốc y tế.

Ông cho biết họ đang tìm kiếm các nguồn tài trợ cho các thử nghiệm lâm sàng về việc sử dụng miếng dán này để chủng ngừa COVID-19, do đó nó sẽ không được áp dụng trong giai đoạn đầu của chương trình chủng ngừa quốc gia.

Tuy nhiên, ông nói rằng nó có thể vô cùng hữu ích trong việc ứng phó nhanh chóng với các biến thể trong tương lai.

“Bởi vì nó hầu như không cần dây chuyền lạnh như kim tiêm và ống tiêm, nó có thể đi đến những khu rừng xa xôi hoặc vùng núi hoặc quần đảo của bất kỳ quốc gia nào ở Châu Á hoặc Châu Phi,” ông nói.

“Mọi người thậm chí có thể tự tiêm vắc-xin cho chính mình, các nghiên cứu định tính trước đây đã cho thấy mọi người có thể tự sử dụng các miếng dán với những chỉ dẫn đơn giản.”

Giáo sư Booy cho biết trước đây Vaxxas đã công bố các thử nghiệm về miếng dán này trong việc triển khai vắc-xin cúm, bại liệt và sởi.

“Đây là một công nghệ nền tảng có thể giúp cung cấp nhiều loại vắc-xin khác nhau,” ông nói.

“Kim tiêm và ống tiêm đã làm một công việc tuyệt vời, chúng ta đã cứu sống hàng trăm triệu người trong thế kỷ trước thông qua việc tiêm chủng.

“Nhưng, với tốc độ mà mọi người đi du lịch hiện nay, tốc độ rừng bị chặt phá, tất cả các yếu tố liên quan, chúng ta sẽ thấy nhiều virus lây truyền sang người hơn, và đây có thể là cách chúng ta đối mặt với thách thức đó trong tương lai.”

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 8 June 2021 10:46am
By Đăng Trình

Share this with family and friends