Người Úc bị mất $211 triệu đô la từ các trò lừa đảo trong năm 2021

Scamwatch hiện kêu gọi người dân Úc cảnh giáo cao độ, sau khi ghi nhận mức thiệt hại kỷ lục $211 triệu đô la từ các trò lừa đảo trong năm nay, tăng 89% so với cùng kỳ năm ngoái.

A massive amount of Australians are falling for sophisticated mobile phone scams.

A massive amount of Australians are falling for sophisticated mobile phone scams. Source: SBS/Trinh Nguyen

Highlights
  • Tổng thiệt hại từ các vụ lừa đảo trong năm qua đã lên đến $211 triệu đô la
  • Phần lớn là các vụ lừa đảo qua điện thoại, mạo danh các doanh nghiệp hoặc cơ quan chính phủ để lấy cắp thông tin cá nhân
  • Scamwatch kêu gọi các nạn nhân báo cáo ngay cả khi không mất tiền
Tổng thiệt hại từ ngày 1/1 đến ngày 19/9 đã vượt quá con số $175.6 triệu đô la được báo cáo cho Scamwatch trong suốt năm 2020.

“Thật đáng lo ngại khi thấy những trò lừa đảo ngày càng phát triển và tinh vi hơn để đánh cắp nhiều tiền hơn nữa từ những người nhẹ dạ cả tin,” Phó Chủ tịch ACCC, bà Delia Rickard nói.

“Trong khi tỷ lệ các báo cáo liên quan đến thiệt hại tài chính đã giảm trong năm nay, các nạn nhân đang mất số tiền lớn hơn. Mức thiệt hại trung bình cho đến nay là khoảng $11,000 so với $7,000 của cùng kỳ năm 2020.”

Phần lớn các thiệt hại là do lừa đảo qua điện thoại, , tương đương 31%.

Trong số 213,000 báo cáo mà Scamwatch nhận được trong năm nay, có đến 113,000 báo cáo về các trò lừa đảo qua điện thoại.
Những kẻ lừa đảo gọi điện hoặc nhắn tin cho nạn nhân, tự xưng là đến từ các doanh nghiệp hoặc cơ quan chính phủ để lấy cắp thông tin cá nhân.

“Những kẻ lừa đảo đang giả mạo các công ty như Amazon hoặc eBay và nói rằng các giao dịch mua hàng với giá trị lớn đã được thực hiện trên thẻ tín dụng của nạn nhân. Chúng giả vờ giúp bạn lấy lại tiền, nhưng thực ra lại chiếm quyền truy cập từ xa vào máy tính của bạn và lấy cắp thông tin cá nhân và ngân hàng của bạn,” bà Rickard nói.

“Vào tháng Tám, phần mềm độc hại Flubot giả mạo thư thoại và tin nhắn bưu điện đã bùng nổ, dẫn đến hơn 13,000 báo cáo chỉ trong tám tuần.
Những trò lừa đảo này đặc biệt đáng lo ngại trong tình hình hiện tại, bởi nhiều người đang chuyển sang mua sắm trực tuyến trong thời gian phong toả do COVID-19.
Các trò lừa đảo đầu tư, truy cập từ xa và đánh cắp danh tính cũng gia tăng đáng kể.

“Sự gia tăng các vụ lừa đảo đánh cắp danh tính đặc biệt đáng lo ngại, bởi những kẻ lừa đảo có thể sử dụng thông tin cá nhân mà chúng có được để thực hiện các hành động phi pháp khác,” bà Rickard nói. 

“Nếu bạn bắt gặp một vụ lừa đảo, xin hãy báo cáo cho Scamwatch, ngay cả khi bạn không mất tiền. Những báo cáo này là vô cùng quan trọng đối với chúng tôi vì chúng cung cấp thông tin cần thiết về các vụ lừa đảo hoặc xu hướng mới nổi.”

Thông tin từ các báo cáo này cho phép Scamwatch làm việc với các tổ chức tư nhân và công cộng, bao gồm các cơ quan chính phủ và cơ quan thực thi pháp luật, giúp ngăn chặn các vụ lừa đảo và đưa ra lời khuyên tốt nhất để người dân có thể tự bảo vệ mình.

Chẳng hạn, ACCC đã chia sẻ các số điện thoại bị cáo buộc có hành vi lừa đảo với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông để điều tra và ngăn chặn, đồng thời làm việc với các ngân hàng để nâng cao nhận thức cho khách hàng của họ, những người có thể là nạn nhân của Flubot.

“Những kẻ lừa đảo đang chiếm đoạt ngày càng nhiều tiền hơn, vì vậy điều thực sự quan trọng là mọi người phải biết những gì cần đề phòng và cách tự bảo vệ mình,” bà Rickard nói.

“Hãy nhớ rằng bạn không bao giờ biết mình đang giao dịch với ai trên mạng. Những kẻ lừa đảo thường giả vờ đến từ một tổ chức nổi tiếng, chẳng hạn như ngân hàng hoặc chính phủ, và họ sẽ giả vờ cung cấp cho bạn thứ gì đó chẳng hạn như tiền hoặc lợi ích, hoặc nói rằng bạn đang gặp rắc rối.
Đừng nhấp vào bất kỳ đường dẫn nào trong các tin nhắn ngẫu nhiên mà bạn nhận được, và không bao giờ cung cấp bất kỳ chi tiết cá nhân hoặc tài khoản ngân hàng của bạn cho người mà bạn không biết và tin tưởng.
Bất kỳ ai đã lỡ cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng cho kẻ lừa đảo thì nên liên lạc với ngân hàng hoặc tổ chức tài chính của họ càng sớm càng tốt.

Những nạn nhân của hành vi đánh cắp danh tính nên liên lạc với IDCARE qua số 1800 595 160 hoặc truy cập . Đây là một dịch vụ miễn phí do chính phủ tài trợ.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 28 September 2021 10:26pm
Updated 16 October 2021 11:42am
By Đăng Trình

Share this with family and friends