Nguyễn Thúy Hạnh cùng chồng tại bệnh viện K Hà Nội trong thời gian đầu điều trị ung thư.jpg
Nguyễn Thúy Hạnh cùng chồng tại bệnh viện K Hà Nội trong thời gian đầu điều trị ung thư.jpg

Feature

Nguyễn Thúy Hạnh thình lình bị bắt về lại trại giam trong lúc đang điều trị ung thư

Đang điều trị ung thư và trầm cảm kinh niên, bà Nguyễn Thúy Hạnh, người sáng lập Quỹ 50K chuyên giúp các gia đình tù nhân lương tâm có hoàn cảnh khó khăn, bất ngờ bị đưa về lại trại tạm giam trong khi gia đình không được thông báo.

Published 3 April 2024 4:18pm
Updated 3 April 2024 11:23pm
By Mai Hoa
Source: SBS
Sau hai năm bị giam giữ không thời hạn ở Viện Pháp Y Tâm Thần, đầu năm 2023 bà Nguyễn Thúy Hạnh được chẩn đoán bị ung thư cổ tử cung giai đoạn 2.

Từ lúc phát hiện, bà được đưa đi điều trị hàng ngày tại Viện K Hà Nội rồi trở về lại Viện Pháp Y Tâm Thần.

Ngày 22/3/2024, sau khi xạ trị áp sát ở Bệnh Viện K trở về lại Viện Pháp Y Tâm Thần, cơ quan điều tra đã đọc lệnh tạm giam và đưa bà Hạnh về lại trại tạm giam số 2 ở Thường Tín.

Gia đình hoàn toàn không được thông báo về sự việc này, cho đến sáng ngày 27/3/2024, thân nhân mới được mời đến cơ quan điều tra nhận thông báo về quyết định tạm giam Nguyễn Thúy Hạnh để tiếp tục thụ lý điều tra.

Lật lại hồ sơ Nguyễn Thúy Hạnh bị bắt giam

Bà Nguyễn Thúy Hạnh bị bắt giam ngày 7/04/2021 tại nhà riêng ở Hà Nội với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”.

Thông tin Nguyễn Thúy Hạnh bị bắt gây .

Tổ chức Ân xá Quốc tế - Amnesty International một ngày sau khi bà bị bắt đã đưa ra thông báo kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho bà với nhận định:

“Việc bắt giữ bà Nguyễn Thúy Hạnh là một nỗ lực trắng trợn, có động cơ chính trị nhằm bị miệng một trong những nhà hoạt động cổ xúy cho nhân quyền được kính trọng nhất tại Việt Nam.”
Việc bắt giữ bà Nguyễn Thúy Hạnh là một nỗ lực trắng trợn, có động cơ chính trị nhằm bị miệng một trong những nhà hoạt động cổ xúy cho nhân quyền được kính trọng nhất tại Việt Nam.
Amnesty International
Giới hoạt động trong nước đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ trường hợp của bà Nguyễn Thúy Hạnh mà họ cho là một vụ bắt giữ người vô cớ khác của Hà Nột. Trên trang Facbook cá nhân cựu TNLT, Luật sư Lê Quốc Quân bày tỏ:

“Những người tử tế lần lượt bị chúng bắt đi. Chị là tri thức, có cuộc sống êm ấm và sung túc, nhưng rồi chị chọn con đường giúp người đầy chông gai. Quỹ 50K chị lập nên chỉ chuyên giúp đỡ những gia đình tù nhân lương tâm, những con người dễ bị tổn thương nhất. Khi người thân là những lao động chính bị bỏ tù oan, người ở ngoài thì bị tuyên truyền phân biệt hay xa lánh vì sợ liên luỵ.”

Một ngày sau khi Nguyễn Thúy Hạnh bị bắt, bà Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, cựu Trung tá Quân đội nhân dân Việt Nam, là "Vụ bắt này diễn ra rất đột ngột” với khoảng ba mươi nhân viên an ninh đã ập vào nhà của chị Thúy Hạnh và bắt đi trong lúc bà ở nhà một mình không có người thân nào bên cạnh để chứng kiến sự việc.

"Tôi cho rằng vụ bắt này là rất vô lý, trước đây chị Hạnh đã thành lập một quỹ gọi là Quỹ 50K để giúp đỡ gia đình những người tù nhân lương tâm mà có khó khăn. Thúy Hạnh cũng cho tôi biết là công an, an ninh cũng đã dọa lên, dọa xuống chị ấy và gây áp lực, bắt phải đóng quỹ ấy lại, Hạnh nói là họ còn hứa là nếu đóng quỹ đó lại, thì họ sẽ trả lại khoản tiền mà mọi người gửi phúng viếng cụ Lê Đình Kình ở Đồng Tâm được quyên tới hơn 500 triệu đồng.”
Khi sự kiện Đồng Tâm xảy ra, cụ Lê Đình Kình bị sát hại, 29 dân làng bị bắt trong đó có nhiều người bị thương nặng trong vụ tấn công của lực lương chính quy vào làng đêm 9/01/2020, cả làng bị vây hãm, bị phong tỏa trong sự cô lập và cách ly gây phẫn nộ trong dân chúng. Trước sự quan tâm của đông đảo quần chúng, Nguyễn Thúy Hạnh đã sử dụng một tài khoản trống tại Vietcombank để quyên góp tiền phúng điếu cho cụ Kình. Chỉ trong ba ngày số tiền chuyển về lên đến hơn 500 triệu, tuy nhiên số tiền này đã bị ngân hàng phỏng tỏa với lý do “tiền giúp đỡ khủng bố”.

Quỹ 50K được thành lập

Từ ý định ban đầu chỉ nhằm quyên góp 45 triệu để thuê luật sư cho ba người bị bắt vì lên tiếng gồm thầy giáo Vũ Hùng, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, và Phạm văn Trội, vốn là những lao động chính trong nhà và đang nuôi mẹ già và con nhỏ để họ có thể có người đại diện cho mình trong phiên tòa sắp diễn ra. Tuy nhiên, con số quyên góp đã nhanh chóng vượt xa 45 triệu đủ để bà Hạnh có thể giúp đỡ thêm được 21 người lên tiếng khác bị bắt và sắp hoặc vừa bị xét xử.

Dù tuyên bố đã dừng quyên góp nhưng số tiền đóng góp gửi vẫn tiếp tục gởi về. Quỹ 50k hình thành từ đó, chính thức vào ngày 30/4/2018 như ngầm nhắc nhở về một cột mốc khởi đầu cho sự điêu linh và tiếp tục điêu linh sau gần nữa thế kỷ.
Những người có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện giúp nhiều hơn, sẽ không e ngại khi góp khoản tiền nhỏ này. Nói thật nếu ngân hàng chấp nhận chuyển khoản 10k tôi cũng huy động 10k chứ không phải 50k.
Bà Nguyễn Thúy Hạnh, nói về Quỹ 50K
trong các cuộc phỏng vấn trước đây, bà Hạnh giải thích, đây là con số nhỏ nhất mà ngân hàng nhận chuyển khoản. Số tiền nhỏ này nhằm thu hút số đông bà con tham gia, nằm trong khả năng nhiều người và tránh cho họ khỏi tâm lý sợ hãi bị xem đóng góp cho ‘phản động’. Điều quan trọng hơn là để bất cứ quan tâm đến tình hình đất nước đều có thể thấy rằng họ góp một “tiếng nói” qua 50 ngàn giúp cho những người đã thay họ lên tiếng.

“Những người có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện giúp nhiều hơn, sẽ không e ngại khi góp khoản tiền nhỏ này. Nói thật nếu ngân hàng chấp nhận chuyển khoản 10k tôi cũng huy động 10k chứ không phải 50k,” bà Hạnh nói.

Trong hành trình giúp đỡ của Quỹ 50K, đã có không ít gia đình những người bị bắt hốt hoảng như thế nào với cái án “Âm mưu lật đổ chế độ” mà người thân họ đang gánh. Họ hốt hoảng vì cái sự mờ mịt sự tình mà họ đang đối diện; hốt hoảng vì không biết bắt đầu từ đâu để kêu hay đơn giản để được gặp người thân của mình đang bị ngược đãi trong tù, và họ hốt hoảng vì sự cô lập của chính quyền với cái án mà chính quyền áp lên thân nhân họ.
Nguyễn Thúy Hạnh từ Quỹ 50K đã tìm tới họ, an ủi và sẻ chia. Giúp con cái họ có được tấm áo, sách vở cho năm học mới, thuốc thang cho mẹ già đau yếu, và chút quà cho người vợ đi thằm chồng bị tù đày. Gia đình các TNLT được an ủi vì không chỉ họ được biết đến, mà việc làm của người thân họ đánh động trái tim nhiều người Việt - những người con người nghèo khổ vô danh Việt nam không hình, không ảnh, thậm chí không giá trị trong mắt của nhiều người quyền to chức trọng khác, chợt sừng sừng đẹp với $50 ngàn đồng nhàu nát chắt chiu của họ để góp cho những người dám lên tiếng.

Ngoài việc lập Quỹ 50K, Nguyễn Thúy Hạnh còn tham gia các cuộc biều tình bảo vệ cây xanh, chống Formosa thải chất độc ra biển miền Trung, chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam.

Cuối năm 2020 do áp lực của nhà cầm quyền, bà đã phải đóng Quỹ này nhưng vẫn bị theo dõi, canh cửa, gây áp lực thường xuyên. Và cuối cùng ngày 7/04/2022 Nguyễn Thúy Hạnh bị bắt giam và khởi tố vì cáo buộc "tuyên truyền chống phá nhà nước".

Để chuẩn bị cho việc bắt Nguyễn Thúy Hạnh, truyền thông nhà nước xuất hiện những tin bài mang tựa đề như “Nguyễn Thúy Hạnh chống phá Đảng và Nhà nước” như tin tức phát trên đài An Ninh TV ngày 21/2/2020. Cũng trong cuộc phỏng vấn với SBS, bà Hạnh cho biết, công an đã tới nhà các gia đình TNLT đe dọa họ không được nhận tiền từ Quỹ 50K. Bà cũng đã bị công an mời lên nhiều lần hoặc bắt đưa về đồn như lần đi , hay bị đánh đập hành hung vì .

Số tiền phúng điếu 500 triệu đồng mà bá tánh quyên góp cho gia đình cụ Kình đến nay vẫn chưa được chính quyền trả lại.

Từ nhà giam sang Viện Pháp Y Tâm Thần

Chỉ còn một tháng nữa là tròn 3 năm thì Nguyễn Thúy Hạnh bị bắt tạm giam, cho đến nay, chính quyền vẫn chưa đưa ra xét xử và vì vậy việc giam giữ bà cho đến nay là chưa có thời hạn.

Trong thời gian bị giam giữ ở trại giam Hà Nội, nhận thấy bà Hạnh có những biểu hiện tâm lý bất ổn do tiền sự là trầm cảm nặng lâu năm, trại giam quyết định đưa bà sang Viện Pháp Y Tâm thần vào tháng 4/2022.
Hoá chất, rồi thuốc giải hoá chất truyền vào người làm Hạnh phù lên và đau mệt đến không thở nổi, nằm lăn lộn trên giường rất là khổ sở. Những lúc như vậy, Hạnh rất cần người thân ngồi bên cạnh túc trực chăm sóc.
Ông Huỳnh Ngọc Chênh, chồng bà Hạnh
Đầu năm 2024, bà được chẩn đoán bị ung thư cổ tử cung giai đoạn 2. Bà Đặng Bích Phượng một nhà hoạt động ở Hà Nội cho phóng viên Mai Hoa biết, chính chị gái của bà Hạnh, cũng là một người trong ngành y, phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở em mình trong những lần đi thăm gặp nên đã đề nghị Viện Pháp Y Tâm Thần đưa Hạnh đi khám và phát hiện ra ung thư.

Từ lúc phát hiện, hàng ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu, bà Hạnh được đưa từ Viện Pháp Y sang Viện K Hà Nội để xạ trị và hóa trị rồi lại đưa về lại Viện Pháp Y trong ngày.

“Hoá chất, rồi thuốc giải hoá chất truyền vào người làm Hạnh phù lên và đau mệt đến không thở nổi, nằm lăn lộn trên giường rất là khổ sở. Những lúc như vậy, Hạnh rất cần người thân ngồi bên cạnh túc trực chăm sóc. Nhưng hoàn toàn không thể nào có được," ông Huỳnh Ngọc Chênh, chồng bà Hạnh cho biết trên Facbook.

"Chị ruột Hạnh ngày nào cũng đi theo chăm sóc Hạnh, nhưng cũng chỉ ở Bệnh Viện K, không thể về Viện Pháp Y Tâm Thần là nơi Hạnh đang bị "giam lỏng” để chữa trị bắt buộc bệnh trầm cảm.”

Đã có nhiều ý kiến kêu gọi cho bà Hạnh được tại ngoại điều trị và một thỉnh nguyện thư với các chữ ký để trình lên giới thẩm quyền cho trường hợp của bà Hạnh nhưng quyết định mới nhất của nhà cầm quyền khi đưa Nguyễn Thúy Hạnh về lại trại tam giam là một quyết định gây thất vọng cho đông đảo người quan tâm và có thể nguy hiểm cho tính mạng của bệnh nhân.
Thong bao bat bi can ve tam giam-NTH.jpg

Điều trị ung thư và tâm sinh lý của bệnh nhân

Những rối loạn về tâm lý sẵn có của một người thường có xu hướng trầm trọng hơn khi mắc ung thư, như nhận định của . Có lẻ không ai hiểu rõ tác động của việc điều trị lên tâm sinh lý người bệnh bằng chính người bệnh.

Chị Thanh Hà một người vừa qua điều trị ung thư sống tại Sydney cho biết, khi vô thuốc thì người bệnh sẽ bị suy nhược đến mức không thể ăn được, uống được hay ngủ được. Những lúc đó rất cần có người nhà bên cạnh để giúp rót nước, lấy thuốc, lấy thau cho ói, hay dìu đi toilet hay giúp tắm rửa, an ủi vỗ về xoa bóp sẽ nâng đỡ bệnh nhân rất nhiều. Chị nói, những an ủi động viên của người nhà và bạn bè vô cùng quan trọng cho tâm lý và tinh thần của người bệnh, giúp họ mạnh mẽ vượt qua những cơn điều trị.

Một bệnh nhân sống sót qua căn bệnh ung thư khác cũng tại Sydney là chị Hoàng Ngọc Trâm, người đã qua điều trị ung thư và đang sống chung với nó từ hơn 15 năm nay, cho SBS biết, việc hóa trị và xạ trị khiến bệnh nhân rất mệt và suy nhược.

“Nếu người đó được sự quan tâm chăm sóc của người thân và tinh thần của họ phấn chấn thì họ có thể vượt qua được cái mệt mỏi của thuốc hóa trị. Nhưng nếu họ bị giam cầm và tù tội thì có thể thuốc sẽ giết chết bệnh nhân trước khi họ bị chết vì ung thư,” Chị Hoàng Ngọc Trâm nói.
Nếu người đó được sự quan tâm chăm sóc của người thân và tinh thần của họ phấn chấn thì họ có thể vượt qua được cái mệt mỏi của thuốc hóa trị. Nhưng nếu họ bị giam cầm và tù tội thì có thể thuốc sẽ giết chết bệnh nhân trước khi họ bị chết vì ung thư
Bà Hoàng Ngọc Trâm, một bệnh nhân ung thư sống sót
Ông Huỳnh Ngọc Chênh chồng của bà Hạnh chia sẻ trên trang Facebook cá nhân mình cho biết, khi Nguyễn Thúy Hạnh bị phát hiện ung thư thì gia đình đã làm đơn kêu cứu gởi lên chủ tịch nước, thủ tướng và bộ trưởng bộ công an xin miễn trách nhiệm hình sự đối với Nguyễn Thuý Hạnh vì lý do lớn tuổi và mắc hai căn bệnh hiểm nghèo là trầm cảm và ung thư. Cơ quan an ninh điều tra gởi công văn trả lời gia đình về bệnh tình của Nguyễn Thuý Hạnh, và hứa sẽ xem xét giải quyết sau khi có kết quả giám định của Viện Pháp Y Tâm Thần là nơi Hạnh đang chữa trị bắt buộc.

Ngày 7/3/2024 điều tra viên đến bệnh viện K Tân Triều là nơi Hạnh đang điều trị ung thư làm việc với Hạnh về khả năng Hạnh được tại ngoại để chữa bệnh và đề nghị Hạnh viết giấy cam kết khi được tại ngoại.

Ngày 8/3/2024 công an khu vực phường Thượng Đình là nơi cư trú của Hạnh trước khi bị bắt điện thông báo cho gia đình và chúc mừng Hạnh sẽ được tại ngoại.

Thế nhưng, ngày 21/03 thì hạnh bị đưa về lại trại tam giam như đã nói ở trên và đang chờ ra tòa.

Cho đến nay gia đình vẫn không biết được lý do của sự thay đổi đột ngột này của nhà cầm quyền.

Thông tin gia đình cho hay, hiện Nguyễn Thúy Hạnh đang ở trạm xá y tế của trại tạm giam còn việc điều trị thế nào thì trại giam không cho gia đình hay. Trong thời gian chờ ra tòa, nên gia đình không được tiếp tế bất kỳ thực phẩm hay thuốc mang nào cho bà Hạnh, do đó có thể nói thức ăn trại giam và y tế trạm là nguồn sống duy nhất hiện giờ của Nguyễn Thúy Hạnh.
Đồng hành cùng chúng tôi, Follow & Like 
Cập nhật tin tức mọi lúc mọi nơi tại 
Nghe SBS tiếng Việt trên trang mạng, hay trên ứng dụng SBS Radio, tải về từ hay 

Share