Nhà dịch tễ học hàng đầu nước Úc khuyên sử dụng khẩu trang trên phương tiện giao thông công cộng

Các chuyên gia cho biết mặc dù khẩu trang không thể giúp bảo vệ 100% khỏi coronavirus, chúng vẫn có thể tỏ ra hữu hiệu khi các biện pháp hạn chế được dỡ bỏ.

A man wears a mask to Cronulla Mall in Sydney, Saturday, March 28, 2020.

A man wears a mask to Cronulla Mall in Sydney, Saturday, March 28, 2020. Source: AAP

Highlights
  • Chuyên gia y tế cho rằng người dân Úc nên đeo khẩu trang trên phương tiện giao thông công cộng hoặc nơi làm việc
  • Chính phủ Anh quốc hướng dẫn người dân cách may khẩu trang tại nhà
  • Sử dụng khẩu trang không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm
Đeo khẩu trang hay không? Đây là câu hỏi mà nhiều người đã đặt ra trong suốt đại dịch COVID-19.

Tính đến ngày hôm nay, người dân Pháp , trong khi Đức, Việt Nam, Israel và nhiều nước khác cũng yêu cầu người dân đeo khẩu trang tại nơi công cộng.

Chính phủ Anh quốc cho biết , nơi việc giãn cách xã hội là bất khả thi, đồng thời hướng dẫn , sử dụng kéo và áo thun cũ.
Directions published by the United Kingdom government on how to make a face mask from an old t-shirt.
Directions published by the United Kingdom government on how to make a face mask from an old t-shirt. Source: UK Government
Thế nhưng lời khuyên y tế chính thức tại Úc vẫn là: bạn chỉ nên đeo khẩu trang .

Điều này phù hợp với lời khuyên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong đó nêu rõ: “không có đủ bằng chứng ủng hộ hoặc chống lại việc đeo khẩu trang (y tế hoặc loại khác) đối với những người khoẻ mạnh trong cộng đồng”.

Giờ đây, một cố vấn người Úc cho WHO về kiểm soát lây nhiễm COVID-19 nói rằng đã đến lúc chúng ta nên cân nhắc việc đeo khẩu trang trên phương tiện giao thông công cộng hoặc tại nơi làm việc.

Giáo sư dịch tễ học Mary-Louise McLaws thuộc Đại học New South Wales nói với  rằng mặc dù bà không ủng hộ việc tất cả mọi người đều đeo khẩu trang, chúng có thể tỏ ra hữu ích trong một số trường hợp, trong bối cảnh người Úc chuẩn bị trở lại sinh hoạt bình thường.

"Cụ thể trên phương tiện giao thông công cộng, đây là thời điểm thích hợp để đeo các loại khẩu trang không dùng cho mục đích y tế,” bà nói.

“Chúng giúp bảo vệ từ 10-60% so với khẩu trang y tế. Có người sẽ cho rằng tỷ lệ này là không đủ trong bệnh viện... nhưng trên phương tiện giao thông công cộng, điều này tốt hơn là không có sự bảo vệ gì cả.”

Những tranh cãi ban đầu về việc đeo khẩu trang dường như xuất phát từ sự thiếu hụt thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE), với khẩu trang y tế là vô cùng cần thiết đối với các nhân viên tuyến đầu trong cuộc khủng hoảng COVID-19.

Nhà virus học Tim Newsome thuộc Đại học Sydney cho biết khẩu trang may tại nhà không phải là “một giải pháp hoàn hảo” trong việc bảo vệ mọi người khỏi COVID-19, nhưng có thể hữu ích trong một số môi trường kín, như trên phương tiện giao thông công cộng.

“Khi nguồn cung cấp khẩu trang bị hạn chế, điều này hoàn toàn hợp lý khi ưu tiên cho các nhân viên y tế và những người có các triệu chứng của COVID-19,” ông nói với SBS News.

“Khi nguồn cung cấp tăng lên và mọi người tự may khẩu trang tại nhà, điều này có ý nghĩa trong một số trường hợp nhất định và nếu mọi người muốn đeo khẩu trang, thì nó có thể hạn chế cơ hội truyền bệnh hoặc bị lây bệnh.”
Trong bối cảnh hầu hết các doanh nghiệp Úc sẽ mở cửa trở lại vào tháng Bảy, nhiều người đã bày tỏ quan ngại về .

“Ở cấp độ cộng đồng, nếu mọi người đều đeo khẩu trang trên phương tiện giao thông công cộng, chúng ta sẽ thấy một hiệu ứng, nhưng ở cấp độ cá nhân, bạn vẫn dễ bị tổn thương,” Phó Giáo sư Newsome nói.

Tuy nhiên, ông cũng cho biết hiệu quả của khẩu trang tự chế vẫn còn gây tranh cãi và phụ thuộc vào loại vải được sử dụng, độ vừa vặn của khẩu trang, cũng như việc sử dụng chúng đúng cách.

Việc sử dụng khẩu trang không đúng cách, hoặc thiếu hiểu biết về vệ sinh khi tháo và đeo khẩu trang, cũng có thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễm gia tăng.

Chẳng hạn, WHO cho biết khẩu trang vải có thể gây nguy hiểm nếu bị tay bẩn chạm vào, hoặc bị tiếp xúc thường xuyên và sau đó đeo lên mặt.

“Nếu bắt buộc đeo khẩu trang, thì người dân cần phải học cách sử dụng chúng... một số nghiên cứu đã được công bố cho thấy virus có khả năng bám đáng kể trên bề mặt khẩu trang so với những bề mặt khác,” Phó Giáo sư Newsome nói.

Giới hữu trách cũng nhiều lần nhấn mạnh rằng, mặc dù khẩu trang có thể hạn chế sự tiếp xúc với virus, việc đeo khẩu trang không thể thay thế cho việc rửa tay thường xuyên và giữ khoảng cách an toàn.

Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.

Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.

Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.

Chính phủ liên bang có một ứng dụng để tìm nguồn lây nghiễm coronavirus tên COVIDSafe có sẵn để tải về từ chợ ứng dụng (Google Play hay App Store).

SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại: 

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 12 May 2020 9:59pm
Updated 12 August 2022 3:20pm
By Đăng Trình, Maani Truu

Share this with family and friends