A man stands with his arms folded
A man stands with his arms folded
This article is more than 1 year old

"Họ đến đây để tìm kiếm giấc mơ Úc nhưng họ đã bị lừa dối"

Ronnie Ponggos đã làm thợ đá trong nhiều thập niên, nhưng trong thời gian làm việc với các vật liệu ở Úc, ông đã mắc phải căn bệnh bụi phổi silic. Hiện ông lên tiếng chia sẻ câu chuyện với nhiều người hơn trong khi chính phủ tiểu bang và liên bang đang cân nhắc phản ứng của họ.

Published 7 March 2023 7:18pm
Updated 17 March 2023 11:10am
By Tom Stayner
Source: SBS
Image: Ronnie Ponggos wants the use of high-silica-engineered stone to be banned in Australia. (SBS / Tom Stayner)
Đối với Ronnie Ponggos, quyết định chuyển đến Úc từ Philippines 14 năm trước để làm thợ xây đá đã dẫn đến một sự hy sinh được dự đoán là phải trả giá bằng mạng sống của ông.

Người đàn ông 59 tuổi này được chẩn đoán mắc bệnh bụi phổi silic mãn tính - một bệnh phổi nan y - do hít phải những hạt bụi silic cực nhỏ từ việc cắt mặt bàn bằng đá và gạch thường thấy trong các nhà bếp ở Úc.

"Đó là một sự hy sinh đối với tôi," ông nói với SBS News.

“Bác sĩ nói với tôi rằng tuổi thọ của tôi sẽ chỉ còn từ 8 đến 10 năm vì loại bệnh này.

“Tôi cảm thấy thực sự rất buồn vì không bao giờ nghĩ rằng điều này sẽ xảy ra với mình ở Úc.”
Tôi không bao giờ nghĩ điều này sẽ xảy ra với mình ở Úc.
- Ronnie Ponggos, Former stonemason
Ronnie đã làm thợ đá ở Philippines hơn 20 năm và năm 2009 chuyển đến Perth theo thị thực 457, được tài trợ bởi một công ty ốp lát và bàn đá địa phương.

Ông đưa ra quyết định này vì mong muốn chu cấp tài chính cho ba đứa con của ông, giờ đã trưởng thành và lập gia đình ở Philippines.

Phim chụp X-quang của ông khi mới đến Úc cho thấy không có dấu hiệu bất thường ở phổi.

Ronnie sau đó đã làm việc suốt 11 năm ở một số công ty trước khi tình trạng nhiễm nặng bụi silic được phát hiện thông qua chẩn đoán sức khỏe của ông.

"Bây giờ khi tôi nhìn lại, tôi tin rằng những người lao động nên được bảo vệ," ông cho biết.
A man in a hi-vis top on a building site
Ronnie Ponggos has been forced to give up his job as a result of his health condition. Source: Supplied / Ronnie Ponggos
Ông cho biết trong thời gian ở Úc, ông làm việc trong điều kiện bụi bặm thường xuyên mà không đeo khẩu trang, điều mà ông từng xem là "bình thường".

Đôi khi ông chỉ lấy khăn tay hoặc áo phông che mặt để tự bảo vệ mình nhưng cho biết giờ mình hiểu rõ hơn về mối nguy hiểm mà mình phải đối mặt.

Tổ chức Bảo Vệ Phổi Úc Châu khuyến cáo: “Theo thời gian, hít phải bụi silic gây viêm nhiễm dẫn đến mô phổi bị sẹo, có thể khiến phổi bị xơ cứng, gây khó thở”.
Căn bệnh đã ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của Ronnie, khiến ông bị khó thở, ho dai dẳng và khó chơi quần vợt và bóng rổ, từng là sở thích của ông.

Ông đã buộc phải từ bỏ công việc thợ đá và hiện đang làm tài xế Uber.

Bộ trưởng tiểu bang và liên bang xem xét lệnh cấm

Ronnie hiện nằm trong số những người kêu gọi Úc cấm nhập khẩu và sử dụng các sản phẩm bằng đá được coi là nguy hiểm để cứu những người khác khỏi số phận giống mình, khi các bộ trưởng an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc của liên bang và tiểu bang đang họp để xem xét phản ứng của họ đối với vấn đề này.

Sự chú ý của công chúng về bệnh bụi phổi silic đã tăng lên sau một cuộc điều tra vào tuần trước của Sydney Morning Herald và 60 Minutes về tác động của căn bệnh đối với người lao động ở Úc.

Một mối quan tâm chính tập trung vào việc sử dụng đá nhân tạo có hàm lượng silic cao thường được sử dụng để sản xuất mặt bàn bếp có chứa tới 95% hàm lượng silic.

Công nhân sử dụng các sản phẩm này được chẩn đoán mắc bệnh bụi phổi silic với tỷ lệ cao hơn nhiều so với dân số nói chung.
Các bộ trưởng an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc của liên bang và tiểu bang đã họp vào thứ Ba ngày 28 tháng 2 để xem xét khả năng cấm nhập khẩu các sản phẩm đá có chứa silica cũng như các quy định chặt chẽ hơn.

Bộ trưởng Quan hệ Nơi làm việc và Việc làm Tony Burke sau đó cho biết các bộ trưởng đã nhất trí bắt đầu các bước để thực hiện lệnh cấm quốc gia nhưng việc này sẽ cần thời gian.

Cơ quan chính phủ An Toàn Việc Làm Úc Châu đã được giao nhiệm vụ tìm hiểu công việc.
Ronnie cho biết ông chưa bao giờ bắt gặp việc sử dụng những sản phẩm bằng đá này khi làm thợ đá ở Philippines.

“Chính phủ nên ngừng nhập khẩu loại vật liệu này”, ông nói.

"100 phần trăm họ có thể cứu được nhiều mạng sống nếu họ dừng lại."

Các nhóm như Tổ chức Bảo Vệ Phổi Úc, Hiệp hội Y tế Công cộng Úc và Viện Sức khỏe và An toàn Úc cũng đã ủng hộ lời kêu gọi cấm các sản phẩm có hàm lượng silica cao.

'Họ đã tin những lời nói dối'

Ronnie là một trong bốn khách hàng gốc Philippines ở Tây Úc được đại diện bởi công ty luật Shine Lawyers, những người mà SBS News được biết từng được chẩn đoán mắc bệnh bụi phổi silic.

Tất cả họ đều đến Úc theo thị thực 457 nhưng hiện đã là công dân Úc.

Kathyrn Townsend, lãnh đạo thi hành luật quốc gia về luật Bệnh Nhiễm Bụi của công ty luật, cho biết các trường hợp của họ là bằng chứng cho thấy chính phủ Úc đã không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc để bảo vệ những người lao động trong ngành, những người đến đây tin tưởng rằng họ sẽ được làm việc trong điều kiện an toàn.

“Trái tim tôi tan nát vì đây là những người đến để tìm kiếm giấc mơ Úc và họ đã bị lừa dối,” cô nói.

“Họ đã được thuyết phục điều kiện làm việc tốt và trả lương cao và thay vào đó họ đã mắc bệnh nan y.”
[Họ] đến để tìm kiếm giấc mơ Úc và họ đã bị lừa dối.
- Kathyrn Townsend, Luật sư
Với sự hỗ trợ của luật sư, Ronnie đã có thể bảo đảm yêu cầu bồi thường cho người lao động thành công, với Chương trình Hỗ trợ WorkCover Tây Úc giúp mang lại cho ông sự ổn định tài chính.

Nhưng ông có một thông điệp cho những người khác đang cân nhắc đến Úc để làm việc trong ngành công nghiệp hiện tại.

Ông nói: “Hãy nhận biết và tự bảo vệ mình về cách đối phó với bụi silic này.

"Tôi không muốn điều đó xảy ra với những chàng trai trẻ khác như những gì đã xảy ra với tôi."

Lo lắng cho người lao động Úc

Tuần trước, ông Burke cho biết "cần có một phản ứng phối hợp trên toàn quốc" để bảo vệ tốt hơn những người lao động gặp rủi ro.

Ông phát biểu: “Chính phủ Lao động Albanese quan ngại sâu sắc về sự lây lan của bệnh bụi phổi silic trong công nhân Úc."

Nghiệp đoàn đại diện cho các thợ đá, Liên minh Xây dựng, Lâm nghiệp, Hàng hải, Khai thác mỏ và Năng lượng (CMFEU) cho biết họ sẽ ngừng các thành viên của mình làm việc trên các sản phẩm đá nhân tạo vào giữa năm 2024 nếu chính phủ không can thiệp.
Chính phủ liên bang hồi đầu tháng này đã cam kết $3,9 triệu đô la cho chiến lược phòng ngừa và nâng cao nhận thức, do Tổ chức Bảo vệ Phổi Úc Châu dẫn đầu.

Quyết định này là để đáp lại báo cáo của Lực lượng đặc nhiệm về bệnh bụi quốc gia từ năm 2021, khuyến nghị hành động khẩn cấp về vấn đề này nhằm phát triển phương pháp kiểm soát và quản lý các bệnh do bụi, bao gồm cả bệnh bụi phổi silic.

Trong số các khuyến nghị của họ là thúc đẩy một chương trình cấp phép quốc gia để hạn chế việc sử dụng các sản phẩm có hàm lượng silic cao đối với các công ty chứng minh được các biện pháp bảo vệ đầy đủ.

Hầu hết các tiểu bang cũng đã cấm cắt khô, đây được coi là hình thức nguy hiểm nhất để xử lý các sản phẩm có hàm lượng silica cao.

Một quy tắc thực hành để quản lý rủi ro gắn liền với việc sử dụng đá nhân tạo cũng đã được thống nhất giữa các khu vực pháp lý.

Những người gặp các triệu chứng nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bạn có muốn chia sẻ câu chuyện của mình với SBS tiếng Việt không? Email về địa chỉ vietnamese.program@sbs.com.au
Đồng hành cùng chúng tôi, Follow & Like 
Cập nhật tin tức mọi lúc mọi nơi tại 
Nghe SBS tiếng Việt trên trang mạng, hay trên ứng dụng SBS Radio, tải về từ hay 

Share