Kem chống nắng: dùng như thế nào mới đúng cách để ngăn ngừa ung thư da?

Kem chống nắng là thứ không thể thiếu trong mùa hè. Nhưng bạn đã biết nên dùng kem chống nắng hóa học hay vật lý thì phù hợp với làn da của bạn? và có phải SPF càng cao thì chống nắng càng tốt?

Cómo usar protector solar adecuadamente

Source: Getty Images

Kem chống nắng không chỉ giảm nguy cơ ung thư da và cháy nắng, nó còn giảm tác động của ánh mặt trời – nguyên nhân khiến da bị lão hóa.

Nhưng mọi người thường quên thoa kem chống nắng nếu như không phải ra ngoài trong những ngày nắng gay gắt hay phải đi ra biển.

Thực ra trong không khí lúc nào cũng có các tia UV, hay còn gọi là tia cực tím. Trong khung giờ từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, các tia này làm tổn hại da nghiêm trọng, gây tình trạng nhăn nheo, thâm nám, thậm chí ung thư da.

Có 3 loại tia cực tím: UVA, UVB và UVC

  • UVC: có bước sóng ngắn nhất, không thể xuyên qua tầng ozone nên không ảnh hưởng đến con người.
  • UVB: bước sóng dài hơn, tác động đến bề mặt da, gây cháy nắng, sạm da.
  • UVA: bước sóng dài nhất, có thể tác động đến sâu dưới da, gây tổn thương nghiêm trọng đến cấu trúc da, làm xuất hiện tàn nhang, nếp nhăn, và gây nguy cơ ung thư da.
Bởi vì lý do đó, những kem chống nắng có ghi ‘broad spectrum’ – quang phổ rộng – được khuyến khích dùng vì nó cho kết quả tốt nhất.
Hot summer day
Source: Getty Images

Kem chống nắng hoạt động thế nào?

Trong kem chống nắng có hai thành phần chính: hoạt chất chống nắng và thành phần dưỡng da.

Hoạt chất chống nắng làm nhiệm vụ bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời theo hai cơ chế: thẩm thấu và phản chiếu, từ đó sẽ có 2 loại kem chống nắng tương ứng: hóa học và vật lý.

Kem chống nắng hóa học (sunscreen/Chemical sunscreen)

Khi bôi sẽ giúp thẩm thấu tia UV và chuyển hóa tia này thành nhiệt ở mức thấp nhất khiến hầu hết người sử dụng không nhận ra, nhưng vẫn có ít người cảm giác cảm thấy ấm nóng khó chịu.

Một số kem chống nắng thẩm thấu một phần tia UVB, một số khác thẩm thấu tia UVA.

  • Ưu điểm: nhanh thấm, khô thoáng, không phải chờ đợi quá lâu khi ra nắng.
  • Nhược điểm: thành phần nhiều hóa học dễ gây kích ứng, mau trôi, phải thường xuyên thoa lại.

Kem chống nắng vật lý (sunblock/Physical sunscreen)

Loại kem này có thành phần là kim loại như kẽm oxit và titan dioxit, có tác dụng như những tấm gương phản chiếu tia UV khỏi bề mặt da.

  • Ưu điểm: lâu trôi, ít kích ứng
  • Nhược điểm: lâu thấm, lâu khô, da có cảm giác bí rít, màu trắng hơn da.
Ngoài ra trong kem chống nắng còn chứa thành phần dưỡng da – như lotion, sữa, kem, dầu – là sự kết hợp dầu và nước, giúp chống thấm nước, quyết định mùi thơm và cảm giác trên da, và kết hợp trên da như thế nào.

Tiêu chí lựa chọn: SPF là gì?

Kem chống nắng, đúng với tên gọi, là một tấm màn bảo vệ, chứ không ngăn chặn hoàn toàn. Hình dung kem chống nắng như một tấm cửa kính, nó có thể ngăn ruồi muỗi bay vào nhà nhưng không thể ngăn được luồng gió. Tương tự, vẫn có một lượng nhỏ tia UV có thể xuyên qua lớp chống nắng.

SPF là chỉ số đo lường có bao nhiêu tia UV có thể xuyên qua, chỉ số SPF càng cao, tia UV lọt qua càng ít.

Ví dụ: SPF 30 cho phép 1/30 ~ 3.3% tia UV xuyên vào da, có nghĩa là kem chống nắng lọc được 96.7% tia UV. Còn với những loại SPF 50, có nghĩa là lọc được 98% tia UV.

Do đó, SPF 30 và SPF 50 nghe có vẻ cách biệt khá nhiều, nhưng thực ra khả năng lọc tia UV cách biệt rất nhỏ (1.3%)

Nói cách khác, nếu làn da của bạn không được bảo vệ và phải mất 10 phút để thấy dấu hiệu cháy nắng, thì với việc thoa kem chống nắng SPF 30 sẽ làm chậm tốc độ cháy nắng 30 lần. SPF15 sẽ thấy dấu hiệu cháy nắng sau 150 phút, và SPF 50 là 500 phút.

Thoa kem khi nào và thoa thế nào?

Thoa kem chống nắng 20 phút trước khi ra ngoài sẽ giúp kem có thời gian thẩm thấu và tan đều trên bề mặt da.

Nhiều loại kem chống nắng cần thoa lại sau mỗi hai giờ. Kem chống nắng cũng giống như sơn một bức tường. Lớp sơn đầu tiên không bao giờ có thể hoàn hảo, và nhất là khi lớp sơn đầu tiên khô đi, lớp thứ hai sẽ giúp che phủ những chỗ còn sót lại.

Đừng quá hà tiện kem chống nắng. Một muỗng café kem chống nắng cho từng bộ phận trên cơ thể là lượng vừa đủ, suy ra tổng cộng sẽ cần 7 muỗng café cho toàn bộ cơ thể, một muỗng cho mặt, một cho thân trước, một cho thân sau, và 4 cho 2 tay 2 chân.

Cần bôi lại sau mỗi hai giờ, nhất là khi chúng ta bơi lội, ra mồ hôi hoặc dùng khăn tắm

Bên cạnh đó vẫn phải cần đến nón, kính mát, quần áo chống nắng, và thậm chí dù có ở trong nhà, thì vẫn nên dùng kem chống nắng, đặc biệt là thời gian giữa trưa.

Có thể ở ngoài trời bao lâu?

Không nên ở dưới nắng lâu quá mức cần thiết và cũng không nên quá lệ thuộc vào kem chống nắng, vì bất cứ hoạt động nào cũng đều làm mất kem chống nắng trên cơ thể, và làm giảm tác dụng của nó.

Và rất tiếc là nếu dùng kem chống nắng đúng cách, chúng ta sẽ không thể có làn da rám nắng!

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 9 January 2018 5:12pm
Updated 12 August 2022 3:47pm
By Hương Lan, Terry Slevin
Source: The Conversation


Share this with family and friends