Thử nghiệm vắc-xin ngừa COVID-19 không dùng kim tiêm đầu tiên ở Úc

Cuộc thử nghiệm lâm sàng vắc-xin ngừa COVID-19 chuẩn bị bắt đầu ở Úc sau khi nhận được ngân sách từ chính phủ liên bang. Đặc biệt đây là cuộc thử nghiệm vắc-xin không dùng kim tiêm đầu tiên ở Úc

The federal government is investing almost $6 million in additional research and development for three Australian COVID-19 vaccines.

The federal government is investing almost $6 million in additional research and development for three Australian COVID-19 vaccines. Source: Moment RF

Highlights
  • Chính phủ công bố $6 triệu đô la cho việc nghiên cứu và phát triển vắc-xin ngừa COVID-19, trong đó Đại học Sydney nhận $3 triệu
  • Vắc-xin của Đại học Sydney dựa trên DNA, sắp sửa được thử nghiệm lâm sàng trên 150 người.
  • VIệc chủng ngừa sẽ được thực hiện theo cách không dùng kim tiêm, được cho là có hiệu quả hơn cách thông thường.
Chính phủ liên bang hôm nay đã công bố gói ngân sách trị giá $6 triệu đô la đầu tư vào nghiên cứu và phát triển ba loại vắc-xin ngừa COVID-19 khác nhau.

Theo đó, Đại học Melbourne sẽ nhận gần $3 triệu đô la để phát triển hai loại vắc-xin tiềm năng.

Còn Đại học Sydney cũng sẽ nhận $3 triệu đô la cho cuộc thử nghiệm lâm sàng để kiểm tra độ an toàn và tính hiệu của vắc-xin ngừa COVID-19. 150 người đã được lên danh sách cho việc thử nghiệm, chuẩn bị bắt đầu trong năm nay.

Các chuyên gia ở Đại học Sydney đã phát triển vắc-xin ngừa COVID-19 dựa trên DNA. Điều đặc biệt là loại vắc-xin này sẽ được đưa vào người qua da bằng cách bắn hơi, để ngăn việc sử dụng kim tiêm và không gây đau đớn.
Những ai sợ kim tiêm có thể sẽ vui mừng khi biết rằng có một lựa chọn khác trong việc chủng ngừa COVID-19.

Được biết với cái tên “PharmaJet”, đây là quy trình chủng ngừa COVID-19 không dùng kim tiêm để đưa vắc-xin vào người bằng dòng khí chính xác và mảnh.

Các chuyên gia cho biết việc chủng ngừa bằng cách này có thể cho phản ứng tốt hơn so với các loại vắc-xin khác

“Bạn sẽ cảm thấy dòng khí này mảnh như sợi tóc và đi thẳng vào trong da,” bác sĩ GP Ginni Mansberg giải thích.

“Nó đi thẳng trực tiếp qua da, mà da là cơ quan miễn dịch lớn nhất của cơ thể, và chúng tôi cho rằng vắc-xin đi qua da có khả năng phát huy tác dụng tốt hơn.”

Bác sĩ Ginni nói thêm rằng chủng ngừa không dùng kim tiêm cũng sẽ ngăn ngừa ‘tổn thương do kim tiêm’ đối với các nhân viên y tế khi phải làm việc bảo quản vắc-xin

Loại vắc-xin của Đại học Sydney hơi khác một chút so với vắc-xin đang được thử nghiệm của Đại học Oxford và Đại học Queensland, cả hai loại nói trên không được phát triển dựa trên DNA.

“Đối với vắc-xin dựa trên DNA, chúng ta phải đưa nó vào trong tế bào con người.

“Hệ thống chủng ngừa xịt hơi (air jet), tức chúng tôi cần một thiết bị để đưa vắc-xin vào trong tế bào. Ý tưởng là nó sẽ đẩy DNA vào trong tế bào.”

Một khi DNA nằm trong tế bào, nó sẽ sản sinh protein dằm (spike protein) và các tế bào miễn dịch của cơ thể có khả năng nhận biết loại protein đó và tạo kháng thể

“Chính phủ của chúng tôi tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu y khoa để thúc đẩy sự phát triển loại vắc-xin đầy tiềm năng này để cứu và bảo vệ mạng người.” Bộ trưởng y tế Greg Hunt nói sau khi công bố gói ngân sách.

Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.

Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.

Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.

SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại: 
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 21 September 2020 4:27pm
Updated 21 September 2020 4:30pm
By Hương Lan

Share this with family and friends