Trump tiếp tục thúc ép chính phủ Việt Nam phải nhận lại hàng ngàn di dân

Khoảng 8,000 di dân Việt tại Mỹ đang đối mặt với nguy cơ bị trục xuất về nước khi Tổng thống Trump vẫn chưa từ bỏ ý định thúc ép chính phủ Việt Nam phải nhận lại người.

Donald Trump

Trump administration is pressuring the government of Vietnam to rewrite a deal protecting some immigrants from deportation Source: AAP

Sau khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, rất nhiều người tị nạn Việt đã di tản đến Mỹ và định cư tại đây cho tới nay đã hơn bốn thập kỷ. Và nay rất nhiều người bỗng dưng rơi vào hoàn cảnh không biết tương lai sẽ ra sao khi rất có nguy cơ bị trục xuất về nước.

Theo , ông Trump đang hết sức nỗ lực trong việc thuyết phục chính phủ Việt Nam nhận lại khoảng 8,000 người đang sống ở Mỹ từ năm 1995. Con số này được biết bao gồm những di dân sống hợp pháp đã từng phạm trọng án, và những người chưa được công nhận là công dân vì đã phạm tội khiến họ không đủ điều kiện để trở thành công dân.

Đây không phải là lần đầu mà chính quyền ông Trump kiên quyết với một kế hoạch trục xuất di dân, những người đã có cuộc sống ổn định tại Mỹ trong nhiều năm. Từ khi ông Trump lên nắm quyền, nhiều người có thẻ xanh nhưng chưa được công nhận là công dân Mỹ hoặc vi phạm pháp luật đã bị trục xuất.

Ông Trump hồi tháng Tư đã từng có quyết định chấm dứt chương trình Bảo vệ Tạm thời đối với hàng trăm ngàn di dân bao gồm người Honduras, người Haiti, El Savador, Nicaragua và Nepal.  Và ông Trump cũng bị phản đối kịch liệt khi tuyên bố muốn hủy bỏ chương trình DACA – một chương trình bảo vệ người nhập cư đến Mỹ từ khi còn nhỏ.

Thỏa thuận nhận lại người giữa Việt Nam - Mỹ có ý nghĩa gì?

Mặc dù không có vẻ sẽ có nhiều người bị ảnh hưởng nếu thực sự chuyện này xảy ra, chính quyền Mỹ vẫn đang cố gắng tăng số người sẽ bị trục xuất lên, và điều này khiến cho rất nhiều người đang lo sợ cho tình trạng visa của họ.

Tuy nhiên vấn đề hiện nay là Mỹ vẫn không thể trục xuất di dân nếu những quốc gia nguyên quán không muốn nhận lại họ. Mỹ có thể ban hành lệnh trục xuất nhưng không thể buộc di dân phải rời đi. Điều này có nghĩa là chính quyền ông Trump trước hết phải thuyết phục được chính phủ Việt Nam nhận lại người, những người đã từ rất lâu không sống tại Việt Nam.

Vào năm 2008, chính phủ Việt Nam và Mỹ đã ký một thỏa thuận ngoại giao rằng Việt Nam sẽ nhận lại những công dân mà Mỹ trục xuất, nhưng chỉ đối với những người đến Mỹ sau năm 1995. Nhưng đến năm ngoái, Trump đã cố gắng thuyết phục thỏa thuận này nên được mở rộng cho cả những người đến Mỹ trước năm 1995 và phạm tội ở Mỹ.

Ít nhất 57 công dân Việt Nam nhập cư vào Mỹ trước năm 1995 đã bị Cơ quan Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) bắt giữ hồi tháng 6, 11 người khác đã bị trục xuất, theo số liệu được ICE cung cấp cho các luật sư. Nhiều người Việt phải tìm mọi cách để được cấp giấy căn cước, nếu không, họ sẽ không được đi làm, thậm chí không được lái xe. 

Trong số đó, nhiều người từng thực hiện hành vi bạo lực và đã bị bỏ tù. Một số bị kết án vì những tội hình sự như tàng trữ cần sa, lưu hành tiền giả hoặc lái xe khi say rượu, các luật sư cho New York Times biết. Vài người phạm tội khi mới nhập cảnh vào những năm 1990, họ phải sống trong những khu dân cư nghèo và thường bị bắt nạt.

Sau chuyện đó, Mỹ cũng đã bắt đầu giam giữ những di dân Việt, những người đã nhận được lệnh trục xuất cuối cùng. Không may cho Trump, các nhóm nhân quyền đã kiện chính phủ vì cho rằng chuyện này đã vi phạm lệ án Zadvydas v Davis mà Tòa án Tối cao trước đó đã có quyết định cấm Mỹ không được giam giữ di dân vô thời hạn.

Tháng Tám năm nay, chính quyền Mỹ nói chính sách trục xuất người Việt bị hoãn lại vô thời hạn vì chính phủ Việt Nam chưa có kế hoạch gì để bắt đầu chấp nhận người bị trục xuất.

Chính quyền Mỹ sau đó lại thay đổi, cho rằng họ không có nghĩa vụ bảo vệ các di dân đến Mỹ trước năm 1995, và do đó, một lần nữa số phận của khoảng 8000 di dân Việt tại Mỹ hiện vẫn chưa được định đoạt và rất có nguy cơ họ phải mất tất cả.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 14 December 2018 5:28pm
Updated 14 December 2018 11:59pm
By Hương Lan

Share this with family and friends