Úc cấm doanh nghiệp lạm thu phí sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng

“Các doanh nghiệp Úc không thể nào muốn thu gì thì thu khi lợi dụng cách chi trả hóa đơn của người tiêu dùng. Nhiều doanh nghiệp bòn rút túi khách hàng bằng những khoản phụ phí cao hơn mức quy định”.

sbs

Credit, debit & prepaid card surcharges Source: ACCC

Lệnh cấm các doanh nghiệp tính phí sử dụng thẻ tín dụng quá mức cho khách hàng có hiệu lực từ tháng 9. ACCC sẽ xử lý các khiếu nại của người tiêu thụ và có hình phạt với các doanh nghiệp có hành vi sai trái.

Khi chúng ta mua hàng bằng thẻ tín dụng, các doanh nghiệp thường phải trả mức phí phụ thu cho khách hàng sử dụng thẻ.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp lại tính phí sử dụng thẻ tín dụng vào giá hàng hóa hay dịch vụ của khách hàng, hoặc yêu cầu khách hàng tự trả khoản phí sử dụng thẻ.

Vào ngày 25/2/2016, chính phủ đã ban hành đạo luật Competition and Consumer Amendment (Payment Surcharges) Act 2016, Luật quy định mức Phụ phí thanh toán. Theo đó, luật mới có thêm một nội dung “cấm doanh nghiệp tính phụ phí thanh toán quá mức cho khách hàng” và gia tăng quyền hạn cho ACCC- Cơ quan Giám sát Cạnh tranh và Tiêu thụ.

Lệnh cấm này được thực hiện theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Dự trữ Úc.

Mục đích của lệnh cấm nhằm ngăn chặn các doanh nghiệp tính phụ phí thanh toán quá mức cho khách hàng. Hay nói cách khác, bắt khách hàng trả nhiều hơn chi phí thực sự để thực hiện thanh toán hàng hóa hay dịch vụ.

Lệnh cấm này áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp từ 01 tháng 9 năm 2017.
“Thật khó chịu đối với khách hàng khi họ đã phải giao dịch thanh toán để đặt vé máy bay, vé xem phim, vé xem trận chung kết bóng đá, để rồi cuối cùng lại phát hiện ra mình phải chịu thêm một khoản phí khác.” Rod Sims
Ví dụ như một khách hàng mua một vé máy bay bằng hệ thống bán vé trực tuyến của một hãng hàng không. Cô muốn trả tiền vé bằng thẻ tín dụng. Với thỏa thuận của ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán như visa master, công ty này chỉ được tính tổng cộng 1% cho mỗi lần giao dịch thanh toán bằng thẻ tín dụng.

Các doanh nghiệp không bắt buộc phải áp đặt một khoản phụ phí cố định. Nếu có, nó thường sẽ là con số phần trăm trên tổng số tiền giao dịch.
 
Nếu hãng hàng không tính phụ phí thanh toán của khách hàng dưới 1% giá trị giao dịch, công ty này không vi phạm luật. Nhưng nếu họ tính phí sử dụng thẻ tín dụng cao hơn 1% thì mức phụ phí này là quá cao, lạm thu và vi phạm luật.
SBS
Credit card Source: Pixabay

Các loại thanh toán được ngân hàng dự trữ Úc công nhận  là:

•Eftpos (debit và prepaid)

•MasterCard (credit, debit và prepaid)

•Visa (credit, debit và prepaid)

•American Express  (Do một ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính của Úc phát hành, chứ không phải do American Express trực tiếp phát hành).

Những kiểu thanh toán không được liệt kê trong lệnh cấm này gồm có: BPAY, PayPal, Diners Club, American Express phát hành trực tiếp bởi American Express, tiền mặt và ngân phiếu.

Chủ tịch Cơ quan giám sát Cạnh tranh và Người tiêu thụ Úc ACCC, ông Rod Sims cho biết các công ty “sẽ không thể muốn thu gì thì thu” khi lợi dụng cách chi trả hóa đơn của quý vị.

Ông Sims trả lời đài ABC: “Các công ty chỉ có thể tính phí khoảng 0.5% đối với thanh toán bằng thẻ debit; khoảng 1.5% đối với thẻ Visa hoặc Master; 2.5 – 3% đối với thẻ American Express do ngân hàng phát hành". 

Trong năm đầu tiên, luật mới sẽ chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp lớn thỏa mãn ít nhất 2 trong các tiêu chí sau: tổng doanh thu từ 25 triệu đô la trở lên; giá trị tài sản ít nhất 12,5 triệu đô la hoặc có ít nhất 50 nhân viên.
SBS
Definition of large business Source: ACCC
Choice, một tổ chức đại diện cho quyền lợi người tiêu thụ cho biết một số công ty đã bòn rút khách hàng bằng những khoản phụ phí cao hơn 1 % chi phí thực của quá trình thanh toán bằng thẻ tín dụng.

Người phát ngôn của Choice, Tom Godfrey nói: “Chúng tôi đã thực hiện chiến dịch vận động trong nhiều năm để kết thúc nạn lạm thu quá mức này và thật tuyệt khi Chính phủ Liên bang cuối cùng cũng chấm hết cơ hội trục lợi của các công ty.”

Để khiếu nại các doanh nghiệp lạm thu phí sử dụng thẻ tín dụng, liên lạc với ACCC

Share
Published 5 September 2016 5:09pm
Updated 5 September 2016 5:18pm
By Bích Ngọc
Source: ABC News, ACCC & Sydney Morning Herald

Share this with family and friends