Vắc-xin Pfizer đã được phê chuẩn để chủng ngừa cho trẻ từ 12 - 15 tuổi

Biến chủng Delta đang lây lan cho cả trẻ em và đã được chứng minh có ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ. Úc đã phê chuẩn việc chủng ngừa cho trẻ em từ 12 đến 15 tuổi, khi nào thì tiến hành?

COVID vaccine, COVID-19, Philippines, Filipino News, Philippine News

Source: PATRICK T. FALLON/AFP via Getty Images

Highlights
  • Biến chủng Delta hiện là loại biến chủng COVID-19 lây nhanh nhất và lây cho cả trẻ em.
  • Mặc dù phần lớn trẻ em khi bị mắc COVID-19 chỉ có triệu chứng nhẹ, nhưng vẫn có tỷ lệ nhỏ bị triệu chứng rất nặng ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ.
  • Pfizer đã được phê chuẩn để chủng ngừa cho trẻ từ 12 - 15 tuổi, nhưng phải mất vài tháng mới bắt đầu tiến trình.
Các bác sĩ tại Úc đã lên tiếng chính phủ cần có các biện pháp tốt hơn để bảo vệ học sinh, trong bối cảnh số lượng trẻ em bị nhiễm COVID-19 ở nước ngoài đang tăng mạnh.

Chẳng hạn như tại Anh quốc, hơn một nửa người dân tại quốc gia này đã được tiêm hai mũi vắc-xin, nhưng vẫn đang phải hứng chịu một làn sóng lây nhiễm biến chủng Delta ở những người trẻ tuổi.

Ở khu vực Bắc Mỹ, nơi biến chủng Delta hiện đang là loại biến chủng thống trị tại đây, thì trẻ em 12 tuổi đã bắt đầu được tiêm vắc-xin. Israel cũng đang gấp rút chủng ngừa cho trẻ em sau khi các ca nhiễm bỗng dưng tăng vọt trở lại.

Tại Úc, theo chiến lược triển khai vắc-xin ban đầu thì trẻ em dưới 18 tuổi sẽ là nhóm đối tượng cuối cùng được tiêm vắc-xin sau khi đã hoàn tất việc chủng ngừa cho tất cả các nhóm đối tượng khác. Thế nhưng với biến chủng Delta đang lây lan khó kiểm soát và lây cho cả trẻ em như hiện nay, có lẽ giới chức y tế đang bắt đầu phải có một kế hoạch khác.
vaccination pfizer
Staff are seen preparing Pfizer vaccine doses inside the Melbourne Showgrounds COVID-19 Vaccination Centre on July 20, 2021 in Melbourne. Source: Daniel Pockett/Getty Images
Tại Úc, cơ quan Quản lý Dược phẩm TGA đã phê duyện cho vắc-xin Pfizer được chích cho nhóm trẻ em từ 12 đến 15 tuổi, nhưng có vẻ tiến trình chủng ngừa sẽ không xảy ra ngay lập tức mà phải mất vài tháng.

Cơ quan ATAGI, cơ quan cố vấn chính phủ về vắc-xin đang xem xét các dữ liệu trên thế giới và họp với các chuyên gia toàn cầu để quyết định khi nào thì việc chủng ngừa cho trẻ em nên được tiến hành.

Thế nhưng một số chuyên gia thì nói việc ưu tiên trẻ em được chích ngừa sẽ không cần thiết vì trẻ em vẫn là đối tượng ít rủi ro hơn.

“Thậm chí khi Delta lây lan trong cộng đồng nước Úc, thì ưu tiên của chúng tôi vẫn theo như ban đầu là bảo vệ những người dễ bị tổn thương và những người gặp nguy cơ cao,” .

Dự kiến ATAGI sẽ có khuyến nghị đầy đủ trong tuần này.

Trẻ em có bệnh nền có nên được ưu tiên chích vắc-xin không?

Đây cũng là vấn đề mà ATAGI đang cân nhắc. Trẻ em trong danh sách ưu tiên hàng đầu sẽ là những em có nguy cơ bị bệnh nghiêm trọng một khi mắc COVID-19. Những trẻ có hệ thống miễn dịch kém, có những vấn đề về bệnh mãn tính hoặc đã được cấy ghép cơ quan nội tạng là những đối tượng sẽ được ưu tiên chủng ngừa trước.

Phía TGA cho biết các cuộc thử nghiệm đã cho thấy vắc-xin hiệu quả 100% trong việc ngăn ngừa sự lây nhiễm virus ở trẻ em 12 – 15 tuổi, và chỉ có rất ít tác dụng phụ.

Những tác dụng phụ phổ biến như mệt mỏi, nhức đầu, ớn lạnh và đau cơ sẽ thường xảy ra sau khi tiêm liều thứ hai.

Và cũng như bất kỳ loại vắc-xin nào, luôn có những rủi ro, nhưng tỷ lệ là rất thấp.
Mặc dù phần lớn các trẻ em khi bị nhiễm COVID-19 sẽ có triệu chứng rất nhẹ, hoặc thậm chí hoàn toàn không có triệu chứng, vẫn có một tỷ lệ nhỏ bị các triệu chứng nặng nề.

 cho biết mặc dù tỷ lệ tử vong xảy ra ở trẻ em thấp hơn người lớn, nhưng nguy cơ là có thật.

“Chúng ta từng không biết rằng trẻ em cũng có thể bị nhiễm virus. Trẻ em lây lan COVID, trẻ em bị bệnh vì COVID, và nếu kéo dài thì có thể tử vong.

“Chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ, đã có hàng trăm trẻ em đã qua đời vì COVID và vẫn còn số liệu chưa được xác định những em bị COVID ảnh hưởng lâu dài.”

Tại Anh, quốc gia này mới đây cũng đã thiết lập hơn 10 trung tâm y tế chuyên dành cho nhi đồng để chữa trị cho các em có triệu chứng COVID lâu dài.

Theo số liệu từ Dịch vụ Y tế Quốc gia của Anh cho thấy khoảng 7% - 8% trẻ em dưới 16 tuổi được biết có triệu chứng kéo dài 12 tuần sau khi bị nhiễm COVID-19. Và cũng có những nghiên cứu cho thấy có thể có rủi ro bị COVID kéo dài đối với những em đã từ phải vào bệnh viện để điều trị.

Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.

Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.

Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.

SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại: https://www.sbs.com.au/language/vietnamese/coronavirus-updates
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 26 July 2021 4:12pm
Updated 26 July 2021 4:56pm
By Hương Lan

Share this with family and friends