Chụp hình trẻ em nơi công cộng – có cần phải xin phép?

Thử tưởng tượng - Bạn đang chơi với con ở sân nhà và phát hiện một người hàng xóm đang chụp ảnh con bạn. Bạn sẽ làm gì?

Children

Source: Flickr

Một phụ nữ ở Brisbane tuần trước đã kể cho ABC câu chuyện của chị gái cô:

“Các con của chị tôi đang chơi trong sân sau nhà, rồi đột nhiên chị tôi phát hiện ra một người hàng xóm kế bên đang bắt đầu chụp hình bọn trẻ.

“Tất nhiêu điều đó làm phiền lòng chị, và chị gọi cảnh sát. Thế nhưng ngạc nhiên là cảnh sát cho rằng chuyện đó hoàn toàn hợp pháp nếu không có ai khỏa thân.”

Câu chuyện nghe có vẻ rất phi lý và khó chịu, nhưng đúng là không ai vi phạm luật trong chuyện này.

Kylie Pappalardo, giảng viên Khoa Luật tại Đại học Kỹ thuật Queensland, chuyên về tài sản trí tuệ, cho biết, trong những trường hợp tương tự như trên, chúng ta chẳng thể làm gì được.

“Chúng ta không có quyền để nói rằng, đây là chốn riêng tư của tôi, không được chụp ảnh tôi.

“Trong trường hợp hàng xóm hoặc ai đó trên đường chụp ảnh, nếu họ không xâm phạm vào đất nhà bạn, thì không có luật nào cấm họ được quyền chụp ảnh cả.

“Trừ khi, nó vi phạm vào những điều luật liên quan đến chuyện lợi dụng trẻ em, thì đó lại là câu chuyện khác.”

Bạn có cần xin phép để chụp hình bất cứ ai ở nơi công cộng không?

Câu trả lời: Không.

Đã diễn ra một cuộc tranh luận khi bức ảnh hai người đang ngồi hôn nhau ở Woody Point Jetty, phía bắc Brisbane, được chia sẻ trên trang Facebook của ABC Brisbane. Nhiều người cho rằng người chụp ảnh, ABC và Facebook đã phạm luật riêng tư của hai người này.

“Có ai hỏi hai người đó liệu họ có đồng ý đưa khuôn mặt của họ lên Facebook không?,” một người đặt câu hỏi.
The photo sparks the argument
Source: ABC Brisbane
Câu hỏi trên cũng nhận được rất nhiều đồng tình, nhiều người đưa ra quan ngại tương tự rằng việc tự ý đưa ảnh của người khác mà không xin phép như vậy đã xâm phạm quyền riêng tư của họ.

Thế nhưng khi phân tích theo luật, tiến sĩ Pappalardo cho biết, việc chụp ảnh mà không xin phép tại nơi công cộng là chuyện bình thường.

“Nếu đó là nơi công cộng, bạn có quyền tự do chụp bất cứ hình ảnh gì,” bà Pappalardo nói.

Nếu chụp ảnh người lạ ở nơi công cộng, ai là người sở hữu những tấm ảnh?

Câu trả lời: Người chụp ảnh.

Theo luật chung, người chụp sở hữu bức ảnh họ chụp, và điều này nằm trong luật bản quyền. Nghĩa là chỉ có người chụp được quyền quyết định sẽ làm gì với bức ảnh đó.

“Lý do chúng tôi áp dụng luật bản quyền vì muốn khuyến khích mọi người sáng tạo.

“Nhiều sản phẩm phải mất nhiều thời gian để tạo ra, có khi hàng năm, và tốn nhiều tiền bạc để được học và huấn luyện, cho nên sẽ không chấp nhận được khi ai đó chẳng tốn công tốn sức gì lại đi sao chép lại sản phẩm của người khác.”

Và người chụp, có toàn quyền sở hữu bức ảnh, có thể công bố bức ảnh đó ở bất kỳ đâu họ muốn.

Có vấn đề đạo đức trong chuyện chụp ảnh nơi công cộng không?

Câu trả lời: Còn tùy thuộc nhiều khía cạnh.

Tiến sĩ Hugh Breakly, Chủ tịch Hiệp hội Vấn đề Đạo đức Chuyên nghiệp và Ứng dụng của Úc, giải thích:

“Có những vấn đề thuộc về đạo đức khác nhau xuất hiện ở từng bước mà người chụp có thể gặp phải.

“Bước đầu tiên là chụp ảnh, vấn đề gặp phải là sự riêng tư và bản quyền.

“Và tiếp theo là một loại những quyết định khác có thể xảy ra, như là bạn sẽ làm gì với bức ảnh đó.

“Câu hỏi tiếp theo đặt ra – bạn làm cách nào để bức ảnh có thể nhận diện được?

“Nếu bạn chụp ảnh con bạn trong một ngày hội thể thao ở trường và lúc đó có rất nhiều đứa trẻ khác, và bạn chỉ nêu tên mỗi con bạn và ngôi trường của nó, điều đó có làm cho những đứa trẻ khác có khả năng bị nhận diện không?

“Cũng như các vấn đề đạo đức về bản quyền, sự riêng tư, có nhiều thứ khác bạn phải quyết định. Việc chụp ảnh nơi công cộng là chấp nhận, đăng lên mạng cũng được, nhưng cách mà bạn sắp đặt ý đồ với bức ảnh đó, hoặc cách mà bạn đưa thông tin có thể khiến người khác cảm thấy không ổn thỏa.”

Có được dùng drone để chụp ảnh ở nhà riêng của người khác không?

Câu trả lời: cũng còn tùy.

Với nhà riêng, bạn có quyền sở hữu không chỉ phần đất mà còn sở hữu một phần nhất định phía trên không và phần dưới mặt đất.

“Luật nói chung, bạn sở hữu phần không gian phía trên đủ để bạn có thể ngăn không cho người khác làm phiền cuộc sống hay sự thoải mái trong phần đất nhà bạn.

“Như vậy có nghĩa là bạn không thể sở hữu toàn bộ phần không gian của vệ tinh hay máy bay đang bay, nhưng nếu cây nhà hàng xóm chĩa sang nhà thì bạn có quyền khiếu kiện vi phạm khoảng không.

“Nhưng nếu ai đó cho bay thiết bị drone qua phần đất nhà bạn và làm ảnh hưởng đến sự thoải mái của bạn, thì đó vẫn được tính là xâm phạm đất đai.”

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share
Published 17 April 2018 6:11pm
By Hương Lan


Share this with family and friends