Khi nào sẽ xảy ra đợt COVID-19 mới và điều gì khiến số ca nhiễm tăng đột biến?

Có hai yếu tố chính sẽ quyết định mức độ nghiêm trọng của đợt COVID-19 kế tiếp, theo các chuyên gia.

DAILY LIFE SYDNEY

Các chuyên gia cho biết nhiều trường hợp nhiễm bệnh nhưng không còn xuất hiện các triệu chứng điển hình của Covid-19. Source: AAP / JANE DEMPSTER/AAPIMAGE

Key Points
  • Người Úc đã phải đối mặt với hai đợt COVID-19 trong mùa hè, với số trường hợp nhiễm vẫn đang giảm.
  • Các chuyên gia đã xác định được hai yếu tố có thể khiến số ca nhiễm tăng đột biến hoặc thúc đẩy “đợt tiếp theo”.
  • Họ cảnh báo việc nhiễm COVID-19 trước đó là không đủ để phòng bệnh, và cách bảo vệ tốt nhất là chích ngừa bổ sung.
As a cool change rolls in, Australians can brace themselves for another wave of the COVID-19 virus.

Four years into the pandemic, vaccination remains the best way to protect Australians from severe disease, experts say. But there's concern many older people, who are at greatest risk of serious symptoms, are not up-to-date with their boosters.

Epidemiologists told SBS News what challenges lie ahead this winter.

Khi thời tiết bắt đầu chuyển sang lạnh, người Úc có thể chuẩn bị tinh thần cho một đợt lây nhiễm COVID-19 khác.

Các chuyên gia cho biết, sau bốn năm xảy ra đại dịch, tiêm ngừa vẫn là cách tốt nhất để bảo vệ người Úc khỏi căn bệnh nghiêm trọng.

Nhưng họ lo ngại rằng nhiều người lớn tuổi có nguy cơ bệnh nặng, lại không chích ngừa bổ sung.

Các nhà dịch tễ học nói với SBS News rằng những thách thức đang chờ đợi mùa đông này.

Khi nào đợt lây nhiễm tiếp theo có thể bắt đầu?

Catherine Bennett, chuyên về dịch tễ học của Đại học Deakin, cho biết rất khó để lập mô hình các đợt lây nhiễm, nhưng có một số xu hướng nhất định rõ ràng.

Bà dự đoán đợt COVID-19 mùa đông năm nay có thể tấn công chúng ta vào tháng 6 hoặc tháng 7, trễ hơn một chút so với năm 2023 vì số ca nhiễm vẫn đang giảm sau hai đợt lây nhiễm trong mùa hè.

Nhà dịch tễ học lưu ý rằng chúng ta cũng đã thấy khoảng cách giữa các đợt lây nhiễm đã kéo dài hơn, giảm từ ba xuống hai đợt mỗi năm, nhưng mỗi đợt đều “phải trả giá”.
COVID HOSPITALISATIONS CHART (1).png
Bà nói: “Thật may mắn khi chúng ta nhìn thấy khoảng cách giữa các đợt lây nhiễm, nếu chúng ngày càng cách xa nhau, chúng ta sẽ có nhiều thời gian tạm dừng hơn, nhưng chúng ta cũng thấy ít người bị bệnh nặng hơn trong mỗi đợt”.

“Điều đó có nghĩa là vẫn có những người dễ bị bệnh nghiêm trọng và thật không may, chúng ta vẫn thấy có người qua đời. Nhưng số ca tử vong cũng tiếp tục giảm.”

Bà lưu ý rằng tỷ lệ nhập viện và tỷ lệ phải vào ICU cũng đang giảm.

Điều gì có thể quyết định mức độ nghiêm trọng của đợt COVID-19 tiếp theo?

Adrian Esterman, chủ tịch dịch tễ học tại Đại học Nam Úc, cho biết hai yếu tố sẽ tác động đến mức độ nghiêm trọng của đợt lây nhiễm: “các biến thể phụ mới và tình trạng miễn dịch của mọi người”.

Biến thể đặc biệt đáng quan tâm là BA.2.87.1 do các nhà khoa học ở Nam Phi phát hiện.

Mặc dù chưa lan ra khỏi khu vực, nhưng biến thể này đã có sự thay đổi đáng kể với mức protein tăng đột biến.

Esterman nói với SBS News: “Nếu nó đột biến, điều đó gần như chắc chắn sẽ xảy ra, và có thể dẫn đến đợt lây nhiễm tiếp theo”.

Esterman nói rằng các loại vắc xin hiện tại không được bào chế dựa trên những biến thể này.
Ông Esterman nhấn mạnh rằng số người chích ngừa thấp là một thách thức khác có thể xảy ra, khi nhiều người Úc từ 75 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh nặng nhưng không tiêm liều cập nhật.

Ông nói: “Họ là nhóm dân số lớn dễ bị bệnh nặng và họ chưa được tiêm phòng đầy đủ”.

Chính phủ liên bang đã cập nhật hướng dẫn tiêm chủng COVID-19 vào tháng trước sau khi chấp nhận lời khuyên từ Nhóm Tư vấn Kỹ thuật Tiêm chủng Úc (ATAGI).

Bất kỳ ai từ 65 tuổi trở lên và người bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng từ 18 đến 64 tuổi đều được khuyến khích tiêm vắc xin liều tăng cường sáu tháng một lần.

Nếu đã nhiễm COVID-19, cơ thể bạn cũng không được miễn dịch

Bennett cho biết điều quan trọng là phải duy trì tiêm vắc-xin liều tăng cường, vì chúng mang lại "sự bảo vệ bổ sung".

Bà nói rằng việc bị nhiễm Covid-19 là không đủ để ngừa các lần nhiễm khác.
AUSTRALIA COVID19 SURGE
Có mối lo ngại rằng nhiều người lớn tuổi có nguy cơ bệnh nặng, lại không chích ngừa bổ sung. Source: AAP / Joel Carrett

Khi nào nên chích ngừa liều tăng cường?

Bennett cho biết bạn có thể tạm hoãn việc tiêm liều tăng cường lâu hơn một chút, nếu như bạn không thuộc nhóm có nguy cơ cao.

Bà nói rằng bạn nên tiêm phòng khi số lượng ca nhiễm tăng lên, có thể là vào tháng Năm.

Bà nói: “Khi bạn bắt đầu thấy số ca nhiễm tăng đều đặn trong một vài tuần, con số vẫn sẽ ở mức thấp, nhưng nó đủ để cảnh báo rằng số ca nhiễm có thể sẽ tiếp tục tăng”.

Việc xác định thời gian tiêm liều tăng cường cũng sẽ tăng cường khả năng phòng bệnh trong thời gian cao điểm của đợt lây nhiễm.
Bà nói: “Bạn sẽ có ít nguy cơ nhiễm bệnh hơn trong thời gian quan trọng từ một đến hai tháng đầu tiên sau khi chích ngừa. Đó là lúc bạn nhận được lợi ích tốt nhất từ việc tiêm liều tăng cường”.

Bennett cho biết đeo khẩu trang ở những nơi công cộng, bao gồm cả phương tiện giao thông công cộng, vẫn là cách quan trọng nhất để giảm khả năng lây nhiễm.

Cả hai chuyên gia đều nhấn mạnh rằng gần một nửa số trường hợp nhiễm bệnh không còn xuất hiện các triệu chứng Covid-19 điển hình hoặc không có triệu chứng nào cả.

Nhưng nếu có triệu chứng, bạn hãy tránh lây lan vi-rút bằng cách đeo khẩu trang, giữ gìn vệ sinh tốt, rửa tay đúng cách, hạn chế chạm vào các bề mặt mà người khác có thể chạm tới, và làm việc tại nhà.

Các báo cáo giám sát COVID-19 gần đây nhất, sau khi kiểm tra nước thải, cho thấy lượng virus ở NSW và Victoria ở mức thấp.

Share
Published 28 March 2024 3:09pm
By Ewa Staszewska
Presented by Thanh Ngôn
Source: SBS


Share this with family and friends