Lao động ‘theo mùa’ ở Úc có đang bị lạm dụng sức lao động?

Những chương trình khuyến khích lao động tạm trú đến Úc có thể đem lại lợi ích cho cả di dân và những khu vực thiếu nhân lực trên toàn nước Úc. Những công việc ở trang trại hay việc thu nhặt trái cây theo mùa vẫn luôn là sự lựa chọn phổ biến dành cho những di dân tạm thời đang sinh sống tại Úc. Thế nhưng những vụ tai nạn dẫn đến tử vong gần đây đã dấy lên rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc liệu những di dân này có bị lạm dụng sức lao động của họ?

Seasonal workers

Migrants hired for agriculture work will get four-year working visas but must remain in a specified region. Source: AAP

Lao động làm việc theo mùa đến từ đâu?

Úc có một loạt các loại thị thực đặc biệt để đưa những lao động tạm thời làm việc theo mùa đến làm việc tại các trang trại, hoặc các địa điểm du lịch trên nước Úc, nơi mà nguồn lao động địa phương không thể đáp ứng đủ yêu cầu, đặc biệt là vào những mùa cao điểm.

  1. Một trong những chương trình gây nhiều tranh cãi nhất đó là ‘Chương trình lao động theo mùa’ (), vốn thu hút di dân từ 9 quốc đảo ở Thái Bình Dương và Đông Timor đến Úc trong vòng 6 tháng để hái trái cây hoặc làm các công việc trong trang trại. Họ được yêu cầu phải quay trở về nước giữa các khoảng nghỉ trong thời gian làm việc tại Úc.

    Chương trình này được thiết lập như một dạng viện trợ cho các quốc gia ở Thái Bình Dương. Thế nhưng các nông dân thừa nhận rằng nguồn lao động này đã trở nên không thể thiếu được vào những mùa cao điểm.

    Các quốc gia ở khu vực Thái Bình Dương đủ điều kiện để áp dụng chương trình này bao gồm: Fiji, Kiribati, Nauru, Papua New Guinea, Samoa, quần đảo Solomon, Tonga, Tuvalu và Vanuatu.

    Những lao động đến Úc theo chương trình này phải làm việc với các nhà tuyển dụng tư nhân được chính phủ cấp phép. Họ phải tuân thủ tất cả các luật lao động Úc và trả tiền lương cũng như hưu bổng thích hợp.
    Seasonal workers
    Workers packing cherries at a site in Australia. Source: AAP
  2. Ngoài ra chính phủ Úc còn áp dụng chương trình làm việc  88 ngày tại trang trại mà các du khách trẻ tuổi có thể xin thị thực vào năm thứ hai sau khi họ đã hoàn tất 1 năm theo diện thị thực làm việc trong kỳ nghỉ (working holiday visa). Loại thị thực này áp dụng cho các lao động ở độ tuổi từ 18 – 31, đến từ 19 quốc gia, bao gồm cả những nước ở khu vực châu Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản.

  3. Chính phủ hiện tại cũng đang cho thử nghiệm chương trình khuyến khích lao động theo mùa nhắm đến đối tượng là những lao động người Úc trẻ tuổi dựa trên Newstart và Youth Allowance để tham gia các công việc theo mùa. Những lao động này có thể kiếm được tới $5,000 Úc kim theo chương trình này mà không hề mất đi bất kỳ quyền lợi nào khác.

Công việc ‘theo mùa’ này bao gồm những việc gì?

Lao động theo mùa và những người đi du lịch bụi thường làm các công việc có yêu cầu trình độ thấp, thường là các công việc tay chân như hái trái cây, đóng gói sản phẩm, trồng trọt mía, bông cotton, trồng nho hoặc nuôi trồng thủy sản.

Ngoài ra còn có các công việc liên quan đến mảng du lịch tùy vào mùa cao điểm, các công việc dọn dẹp hay các việc hành chính cơ bản tại các địa điểm thu hút nhiều du khách trong ngành công nghiệp du lịch, và các khu vực ở Bắc Úc và một phần của Tây Úc.
Indian farmworkers
Indian farmworkers harvest onions on a farm near Chandwad. (Kuni Takahashi) Source: BLOOMBERG NEWS

Có bao nhiêu lao động đi theo diện này?

Vào năm 2016-2017, có đến hơn 6,000 lao động đến Úc theo diện thị thực Lao động theo mùa.

Gần 150,000 lao động đi theo diện làm việc trong kỳ nghỉ tại Úc vào năm 2016. Thị thực Lao động tay nghề tạm thời hoặc thị thực 457 đã chính thức bị bãi bỏ vào tháng 3 năm 2018, được thay thế bởi thị thực Temporary Skills Shortage, cho phép di dân sinh sống và làm việc tại Úc trong hai hoặc bốn năm. Có hơn 150,000 di dân đi theo diện thị thực 457 vào năm 2016.

Những vấn đề cần phải quan tâm

Có đến 14 lao động đến từ các đảo quốc khu vực Thái Bình Dương đã tử vong tại Úc theo chương trình Lao động theo mùa này, tính từ thời gian thử nghiệm vào năm 2009-2012. Có 2 người tử vong do bệnh tim và 5 người chết vì tai nạn giao thông.

Trường hợp tử vong mới nhất là Tongan Simione Havea 35 tuổi, được phát hiện tử vong tại phòng trọ trong trang trại gần Bundaberg vào tháng 1 này.

Một lao động làm việc tại trang trại khác, Jone Roqica 52 tuổi, người Fiji vốn không hề đi theo dạng thị thực này, đã tử vong sau khi đi thu hoạch táo tại Victoria vào tháng 5.
The end of the apple season in the Goulburn Valley
The end of the harvest in Victoria's Goulburn Valley. Source: SBS
Nhân viên điều tra của Queensland đang xem xét ít nhất 6 ca tử vong (hầu hết đều xảy ra ở tiểu bang trong vòng 2 năm qua), đặt trong bối cảnh khi những điều kiện sống không được bảo đảm, bị ngược đãi, thiếu thực phẩm hoặc không được hỗ trợ y tế, vốn là những yếu tố gây tử vong.

New Zealand đã cho thực hiện một chương trình tương tự trong 10 năm, sử dụng lao động gấp 4 lần so với lao động tại Úc, nhưng chỉ ghi nhận có 9 ca tử vong.

Những cáo buộc nào đã được tuyên bố?

Công đoàn đã trình bày trong một cuộc điều tra vào năm 2016 rằng “việc lạm dụng sức lao động của các nhân công tham gia trong chương trình Lao động theo mùa là rất phổ biến.” Cuộc điều tra đã nhận được khiếu nại về việc chỗ ở không đạt tiêu chuẩn. Những chỗ ở này là một phần trong hợp đồng lao động, chủ lao động buộc phải cung cấp chỗ ở cho công nhân. Ngoài ra còn có các khiếu nại khác liên quan đến việc thời gian làm quá dài và các khoản khấu trừ cho thức ăn và di chuyển là quá nhiều.

Nhưng vì phải có sự chấp thuận của chủ lao động ký vào các giấy tờ để xin thị thực, các công nhận đã buộc phải chấp nhận các điều kiện lao động tồi tệ đó. Các cuộc điều tra đã nhận được thông tin rằng “nhìn chung các công nhân không muốn phàn nàn về những việc bạc đãi này của chủ lao động, vì họ sợ sẽ gây bất lợi đến nguồn thu nhập của họ.”

Salvation Army đã nói với cuộc điều tra của quốc hội Queensland vào năm 2016 rằng các công nhân thời vụ thường phụ thuộc vào nguồn lương thực cung cấp từ các tình nguyện viên ở nhà thờ, vì họ không được hỗ trợ đủ thực phẩm trong ngày làm việc.

Tuy nhiên những lo ngại này vốn không giới hạn trong mỗi chương trình Lao động theo mùa. Một du khách người Bỉ hiện đang làm việc tại một trang trại gần Townsville đã qua đời vào tháng 11 năm 2017, sau khi ông đi thu hoạch bí ngô vào một ngày nóng 35 độ. Ủy ban sức khỏe và an toàn lao động Queensland đang tiến hành tiều tra để tìm hiểu nguyên nhân tử vong.

Liệu có chương trình nào hỗ trợ những người lao động này?

Thu nhập quốc gia đến từ những lao động nước ngoài có thể được xem là một nguồn đáng kể dành cho các nền kinh tế ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên các bộ trưởng từ chính phủ Samoa và Vanuatu đã bày tỏ lo ngại về chương trình lao động này trên các kênh truyền thông địa phương sau cái chết của công dân họ trong những năm gần đây.

Tuy vậy, Chính phủ Fiji đã gia nhập Liên đoàn Nông dân Quốc Gia (NFF) để ủng hộ chương trình này từ tháng 1 năm nay. NFF cho biết nguồn lao động tạm thời rất quan trọng để giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực trong các lĩnh vực nông nghiệp, nơi mà nhu cầu lao động có thể tăng tới 500% trong mùa cao điểm. Tuy nhiên, một cuộc điều tra được tiến hành vào tháng 4 đã ước tính chỉ có 10% lao động nhập cư đóng góp vào nguồn lao động nông nghiệp này.

Chính phủ Úc cho biết phần lớn các nhà tuyển dụng được cấp phép rất có trách nhiệm và có đạo đức. Chính phủ đã đình chỉ 5 nhà tuyển dụng trong năm 2016-2017 và trục xuất một nhà tuyển dụng do ‘không tuân thủ’ luật của chương trình. Việc các nhà tuyển dụng tính phí tuyển dụng của người lao động cũng được xem là bất hợp pháp.

Phát ngôn viên của Bộ trưởng Bộ Lao động Craig Laundy đã chia sẻ với SBS News vào tháng 6 năm 2018 rằng Migrant Workers’ Taskforce đã được giao nhiệm vụ kiểm tra quy trình thuê lao động và xem xét một loạt các giải pháp nhằm khai trừ những hành vi vô đạo đức. 

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 18 June 2018 12:44pm
Updated 12 August 2022 3:43pm
By Kelsey Munro, Minh Phuong


Share this with family and friends