Lo sợ bị trục xuất khỏi Úc, nhiều người xin visa bạn đời giữ im lặng khi bị bạo hành

Dữ liệu cho thấy hơn 95% người xin visa bạn đời trình báo về việc bị bạo hành gia đình đã được cấp visa trong năm 2021-22.

MicrosoftTeams-image (29).png

Amy initially opted out of reporting domestic violence by her partner visa sponsor to the police, fearing it would jeopardise her chances of remaining in Australia. Source: SBS / Tianyuan Qu

Key Points
  • Nạn nhân của bạo hành gia đình không cần phải duy trì mối quan hệ để ở lại Úc, bất kể tình trạng visa của họ.
  • Dữ liệu của ABS cho thấy ở Úc cứ 10 người thì có 4 người đã từng bị bạo hành thể xác hoặc tình dục từ năm 15 tuổi.
  • Các chuyên gia cho biết các nạn nhân nữ phải đối mặt với nhiều rào cản khi tìm kiếm sự hỗ trợ.
CẢNH BÁO: Bài viết này có đề cập đến các chi tiết của bạo hành gia đình và tự tử.

Khi Amy (tên nhân vật đã được thay đổi) đến Úc vào năm 2017, cô phải lòng một chàng trai “nhút nhát, dễ thương và chân thành”. Cô từng nghĩ rằng họ sẽ sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi.

Cô gái Trung Quốc này lẽ ra có thể tự nộp đơn xin visa thường trú, nhưng cô đã từ bỏ việc học để giúp người bạn đời của mình điều hành một doanh nghiệp nhỏ, và đặt hy vọng được ở lại Úc vào anh ta.

Thế nhưng không lâu sau đó, Amy nhận ra rằng cô đang ở trong “một mối quan hệ không bình đẳng”. Chồng cô thường hành xử cộc cằn, đập phá đồ đạc và mắng mỏ cô tại nơi làm việc.

“Anh ấy coi mình là lãnh đạo và thao túng tôi tại nơi làm việc, điều này đã gây ảnh hưởng đến mối quan hệ của chúng tôi,” cô nói.

Dần dần, những lời mắng mỏ biến thành bạo hành thể xác. Amy kể với SBS Chinese rằng có lần trong vòng một tuần, cô bị 17 vết thương trên người, trong đó có một vết bầm tím dài gần 10cm trên ngực do bị đánh.

Mặc dù việc bị bạo hành khiến Amy từng nghĩ đến việc tự kết liễu đời mình, cô ấy đã đấu tranh trong một thời gian dài về việc có nên gọi cảnh sát hay không.

“Tôi lo lắng về visa của mình,” cô nói.
domestic violence
Some partner visa applicants who have suffered domestic abuse remain silent to get permanent residency. Source: Getty / In Pictures Ltd./Corbis via Getty Images
Khi ấy, Amy đang giữ visa bắc cầu trong lúc đợi kết quả hồ sơ bảo lãnh bạn đời. Cô sợ rằng đơn xin visa sẽ bị hủy bỏ nếu cô gọi cảnh sát.

“Tôi muốn bảo đảm rằng visa của mình sẽ có hiệu lực ít nhất cho đến khi hồ sơ được xét duyệt. Mặt khác, chẳng ích gì khi gọi cảnh sát [nếu tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra].”

Sau đó, một luật sư nhân quyền nói với cô rằng các nạn nhân của bạo hành gia đình trong quá trình xin visa bạn đời không cần phải duy trì mối quan hệ để được cấp quyền thường trú. Điều này đã mang lại cho cô hy vọng.

Trong năm 2021-22, có 755 người xin visa bạn đời đã trình báo về việc bị bạo hành gia đình, và 721 trong số họ đã được cấp visa ở lại Úc.
心理咨询 record.jpg
Amy's counselling record shows that she suffered from severe depression. Credit: Supplied by Amy
Amy bị chồng theo dõi và giám sát gần như 24 giờ một ngày, và hầu như không có thời gian rảnh. Vào tháng 3/2021, cô lấy lý do đi khám bác sĩ để bỏ trốn.

Để tránh bị nghi ngờ, cô chỉ mang theo một chiếc ba lô đựng máy tính xách tay và một ít quần áo. Hai ngày sau khi trốn thoát, cô gọi cảnh sát.

“Tôi gần như suy sụp... Tôi cũng sợ bị trả thù. Nhưng tôi tin rằng cách duy nhất để sống sót là gọi cảnh sát,” cô nói.

Sau khi gọi cảnh sát, Amy sống trong một cơ sở tạm trú của chính phủ trong ba tháng. Cô được cấp visa thường trú vào tháng 8/2021.
MicrosoftTeams-image (28).png
Amy became a permanent resident in Australia in August 2021. Credit: Supplied by Amy
Theo dữ liệu mới nhất của Nha Thống kê Úc (ABS), ước tính có khoảng 8 triệu người ở Úc (41%) đã bị bạo hành thể chất hoặc tình dục từ năm 15 tuổi.

Hơn 23% phụ nữ và 7,3% nam giới cho biết họ từng bị bạn đời bạo hành.

Một phát ngôn nhân của Bộ Nội vụ nói với SBS Chinese rằng chính phủ Úc có cách tiếp cận “không khoan nhượng” đối với bạo hành gia đình.

Các quy định về di trú một số người xin visa (chủ yếu là visa bạn đời) ở Úc được cấp visa thường trú nếu mối quan hệ của họ đổ vỡ vì bị người bảo lãnh bạo hành.

“Chính phủ đang đầu tư thêm kinh phí vào Ngân sách 2023–24 để hỗ trợ những người xin visa bị bạo hành gia đình,” phát ngôn nhân của Bộ Nội vụ cho biết.

Bạo hành gia đình qua nhiều thế hệ

Amy nói với SBS Chinese rằng sau khi quen nhau và chuyển đến sống với nhà chồng, cô nhận ra rằng bạo hành gia đình không phải là điều gì xa lạ.

Cha chồng của Amy thường xuyên đánh đập và mắng chửi vợ bằng tiếng địa phương.

Amy tin rằng mối quan hệ “không lành mạnh” và “không bình đẳng” này đã có tác động sâu sắc đến hành vi bạo hành của chính người bạn đời lúc bấy giờ của cô.

“Môi trường khiến anh ta cảm thấy bạo hành là bình thường, tồn tại trong mọi gia đình và là một phần của cuộc sống,” cô nói.

Dữ liệu của ABS cho thấy khoảng 2,6 triệu người (13%) từ 18 tuổi trở lên đã chứng kiến tình trạng bạo hành ở cha mẹ mình trước năm 15 tuổi.

Bà Yuying Zhao, một nhà trị liệu tâm lý tại Melbourne, nói với SBS Chinese rằng những đứa trẻ chứng kiến cảnh bạo hành gia đình giữa cha mẹ chúng thường có hai khả năng, hoặc chống lại bạo lực hoặc tán thành hành vi đó.

“Nếu đứa trẻ có sự đồng cảm với mẹ mình, thì đứa trẻ ấy khi lớn lên sẽ không trở thành một người chồng vũ phu,” bà nói.

“Mặt khác, nếu anh ta đứng về phía cha mình, thì anh ta có thể sẽ hợp lý hóa hành động của mình và cảm thấy rằng bạo lực là chính đáng.”

chart.png
ABS data shows that victims of partner violence are overwhelmingly women. Credit: ABS

Đám đông thầm lặng

Bà Zhao cho biết trong 3 năm làm việc của mình, phần lớn những người bị bạo hành gia đình mà bà điều trị đã không báo cảnh sát.

Phát ngôn nhân của 1800RESPECT, một dịch vụ tư vấn, cung cấp thông tin và hỗ trợ về bạo hành gia đình và bạo hành tình dục, nói với SBS Chinese rằng những người có nguồn gốc văn hóa và ngôn ngữ đa dạng có thể phải chịu thêm các hình thức bạo hành khác và gặp nhiều rào cản hơn trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ.

“[Các hình thức bạo hành bao gồm] không được học tiếng Anh, bị cô lập khỏi bạn bè, gia đình và cộng đồng cũng như bị giữ lại các giấy tờ tuỳ thân như giấy khai sinh, hộ chiếu và visa,” phát ngôn nhân của tổ chức này cho biết.

Bà Zhao nói rằng sự phụ thuộc tài chính, thiếu quan hệ xã hội và rào cản ngôn ngữ thường ngăn cản phụ nữ di dân tìm kiếm sự giúp đỡ.

“Đối với nạn nhân nữ đã có con, cô ấy có thể phải tự mình nuôi nấng đứa trẻ nếu hôn nhân tan vỡ, và nỗi sợ hãi cũng như áp lực phải gánh vác trách nhiệm một mình có thể khiến cô ấy ở lại và tha thứ,” bà nói.

Bà Zhao tin rằng những nạn nhân tìm kiếm sự giúp đỡ thường có kết quả tốt hơn so với những người giữ im lặng.

“Ít nhất họ cũng biết [những kênh trợ giúp], trong khi có nhiều người vẫn im lặng và thậm chí có thể không biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ,” bà nói.
MicrosoftTeams-image (27).png
Amy says she is committed to working to help minors who have suffered domestic abuse. Credit: Supplied by Amy
Amy hiện đã chuyển sang tiểu bang khác và hoàn thành khóa học công tác xã hội. Đôi khi cô vẫn gặp ác mộng về việc bị bạo hành.

“Tôi mơ thấy mình bị rượt đuổi và bị đánh, nhưng khi tỉnh dậy tôi tự nhủ đó chỉ là một giấc mơ. Tôi đang nằm trên giường an toàn và không cần phải sợ hãi,” cô nói.

Giờ đây cô quyết tâm bảo vệ trẻ em khỏi bạo hành gia đình với vai trò là một nhân viên xã hội và khuyến khích những nạn nhân như cô đừng sợ hãi khi tìm kiếm sự giúp đỡ.

“Nếu bạn kêu gọi giúp đỡ, thì nhiều người trong cộng đồng sẽ sẵn sàng hỗ trợ,” cô nói.

“Chúng tôi là nạn nhân của bạo hành gia đình, nhưng chúng tôi không bị giới hạn bởi điều đó. Chúng tôi là những người sống sót. Chúng tôi sẽ tồn tại và chúng tôi sẽ sống tốt hơn.”
  • Nếu bạn đang trong tình huống khẩn cấp, hãy gọi 000.
  • Nếu bạn hoặc ai đó mà bạn biết đang gặp phải hoặc có nguy cơ bị bạo hành gia đình hoặc tình dục, hãy gọi 1800RESPECT theo số 1800 737 732 hoặc truy cập .
  • Nếu bạn cần hỗ trợ về tinh thần, hãy liên lạc với theo số 131114 hoặc theo số 1800 22 46 36.
  • Bạn có thể liên lạc với dịch vụ hỗ trợ nam giới , do tổ chức No to Violence điều hành, theo số 1300 766 491.
  • Nếu bạn cần thông dịch viên, hãy gọi số 13 14 50.
Đồng hành cùng chúng tôi, Follow & Like 
Cập nhật tin tức mọi lúc mọi nơi tại 
Nghe SBS tiếng Việt trên trang mạng, hay trên ứng dụng SBS Radio, tải về từ hay 

Share
Published 24 May 2023 4:55pm
Updated 24 May 2023 4:59pm
By Nicole Gong, Tianyuan Qu
Presented by Đăng Trình
Source: SBS


Share this with family and friends