Xung đột Mỹ - Bắc Hàn: Những tình huống có thể xảy ra

Trước khi rời nhiệm sở, cựu tổng thống Obama đã cảnh báo ông Trump rằng thử thách lớn nhất sắp tới của ông sẽ là Bắc Hàn. Các nhà phân tích vẽ nên một bức tranh ảm đạm về những cuộc tấn công hạt nhân giả định nhắm vào các thành phố lớn trên thế giới.

This photo released by North Korea shows what was said to be a "Combined Fire Demonstration" held to celebrate the 85th anniversary of the North Korean arm

This photo released by North Korea shows what was said to be a "Combined Fire Demonstration" held to celebrate the 85th anniversary of the North Korean arm Source: KCNA via KNS

Bắc Hàn đang nghiên cứu phát triển năng lực hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), nhằm đạt đến khả năng tấn công hạt nhân Hoa Kỳ. Họ đã theo đuổi công nghệ này trong hơn 50 năm để đối phó với thứ họ gọi là “sự xâm lăng của Mỹ”.

Chính quyền Bình Nhưỡng tuyên bố họ đã có thể chế tạo được một loại bom hạt nhân vừa đủ nhỏ để đặt vào đầu tên lửa, nhưng họ vẫn chưa xây dựng được một bệ phóng tầm xa đủ dài. 

Hoa Kỳ quyết tâm ngăn chặn quốc gia này đạt được năng lực hạt nhân, thông qua các nỗ lực ngoại giao và quân sự của chính phủ Trump. Họ cũng mở một chiến dịch mạng nhằm phá hoại năng lực hạt nhân của Bắc Hàn, và triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa ở Nam Hàn. 

Tổng thống Trump nói rằng nếu cuộc chiến với Bắc Hàn nổ ra, hàng triệu người sẽ bị thiệt mạng. Vì thế ông kêu gọi Trung Quốc tiếp tục gây áp lực lên Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, nếu những nỗ lực ngoại giao thất bại, Hoa Kỳ sẽ không loại bỏ khả năng tấn công Bắc Hàn.

Hành động quân sự từ bất cứ bên nào cũng có thể gây ra một cuộc chiến thảm khốc.
A man watches a TV news program reporting about North Korea's missile firing with at Seoul Train Station in Seoul, April 29, 2017.
A man watches a TV news program reporting about North Korea's missile firing with at Seoul Train Station in Seoul, April 29, 2017. Source: AP

Ai sẽ tấn công trước?

Các chuyên gia cho rằng Bắc Hàn sẽ không dám khiêu khích Mỹ tấn công trước, vì e sợ vũ khí hạt nhân cùng tổ chức quân đội tinh nhuệ của nước này. Tuy nhiên, căng thẳng giữa hai bên đã leo thang trong những ngày gần đây.

Jenny Town, Tổng biên tập của 38 North và Trợ lý Giám đốc Học viện Hoa Kỳ - Hàn Quốc thuộc Đại học Johns Hopkins cho rằng việc gia tăng căng thẳng đồng nghĩa với việc hai bên có thể mắc sai lầm.

“Về cơ bản, đây là một trò chơi may rủi giữa Trump và Kim Jong-Un,” bà Town nói với SBS News. “Căng thẳng càng gia tăng, thì nguy cơ phạm sai lầm càng cao.”

Tàu USS Carl Vinson đã được chuyển hướng đến khu vực bán đảo Triều Tiên, cùng với một chiếc tàu sân bay để tham gia vào một cuộc tập trận phòng thủ tên lửa với hải quân Nam Hàn.

Malcolm Davis, Chuyên viên Phân tích Cao cấp về Chiến lượng và Năng lực Quốc phòng tại Học viện Chính sách Chiến lược Úc cho biết, nếu Bắc Hàn tiếp tục theo đuổi vũ khí hạt nhân, thì Hoa Kỳ buộc phải đánh phủ đầu. 

“Thách thức sẽ diễn ra trong vòng 18 tháng tới, khi Bắc Hàn gần đạt đến khả năng đưa đầu đạn hạt nhân vào tên lửa đạn đạo liên lục địa,” ông Davis nói với SBS news. “Khi đó, Hoa Kỳ buộc phải hành động để ngăn Bắc Hàn đe dọa lục địa Mỹ.”

Ông Davis cho rằng việc Bắc Hàn phát triển tên lựa đạn đạo liên lục địa có khả năng chuyên chở đầu đạt hạt nhân sẽ vượt quá giới hạn chịu đựng của Hoa Kỳ.

“Chúng ta sẽ không thể nào ngăn chặn được điều đó mà không thông qua một cuộc chiến lớn trên bán đảo Triều Tiên, vì thế cách duy nhất là chuẩn bị cho sự kiện đó.”
US & South Korean marines participate in an annual Combined Joint Logistics over the Shore exercise against a possible attack from North Korea, in Pohang, 2014.
US & South Korean marines participate in an annual Combined Joint Logistics over the Shore exercise against a possible attack from North Korea, in Pohang, 2014. Source: EPA

Đòn phủ đầu của Hoa Kỳ

Hiện vẫn chưa biết chính xác đòn đánh phủ đầu của Hoa Kỳ đối với Bắc Hàn sẽ là gì, nhưng các nhà phân tích cho rằng đó sẽ là một cuộc tấn công bất ngờ với quy mô lớn.

Theo phúc trình của Ngũ Giác Đài năm 2015, mặc dù vị trí của hải quân và không quân Bắc Hàn tương đối dễ xác định, nước này còn điều hành một hạm đội hàng trăm bệ phóng tên lửa di động tầm ngắn và tầm trung. 

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tin rằng những bệ phóng tên lửa này, vốn được sử dụng để phô trương thanh thế trong các cuộc diễn tập quân sự của Bắc Hàn – có khả năng nhắm đến các mục tiêu ở Nhật Bản và Nam Hàn. 

Sau khi chứng kiến sự lật đổ các chế độ ở Iraq và Libya, chính quyền Bình Nhưỡng càng kiên quyết sử dụng các tên lửa đạn đạo như một hình thức tự bảo vệ mình. Các tên lửa này có khả năng nhắm đến các thành phố lớn như Tokyo và Seoul, cũng như một số căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực. 

Ngũ Giác Đài hiện có hơn 73,000 nhân sự ở Nhật và Nam Hàn. Mặc dù Mỹ có khả năng phá huỷ các bệ phóng tên lửa, việc xác định vị trí chính xác của chúng là vô cùng khó khăn.

Trên thực tế, ông Davis cho rằng một số bệ phóng tên lửa tầm ngắn và tầm trung sẽ thoát khỏi đợt tấn công đầu tiên của Mỹ. 

"Chúng ta có thể sẽ không có cơ hội phá huỷ hết những tên lửa này trước khi chúng được phóng đi, điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ phải dựa vào hệ thống phòng thủ tên lửa để bắn hạ chúng," ông nói. "Và hệ thống phòng thủ tên lửa thì không hiệu quả 100%."

Mỹ đã triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Nam Hàn, nhằm đối phó với chuyện này.
Off-road missile transport is paraded across Kim Il Sung Square during a military parade on Saturday, April 15, 2017, in Pyongyang, North Korea.
Off-road missile transport is paraded across Kim Il Sung Square during a military parade on Saturday, April 15, 2017, in Pyongyang, North Korea. Source: AP

Cú trả đũa của Bắc Hàn

Bất kể quy mô của cuộc tấn công ban đầu, các chuyên gia phân tích cho rằng đòn trả đũa của Bắc Hàn sẽ rất nhanh chóng và tàn độc. Bà Town cho rằng bất cứ cuộc tấn công quân sự nào cũng sẽ dẫn đến leo thang chiến tranh.

Bên cạnh tên lửa đạn đạo, Hoa Kỳ nghi ngờ Bắc Hàn đang duy trì một chương trình vũ khí hoá học, với kho chứa hoá chất gây ngạt thở, tê liệt thần kinh, thuốc phiện và máu. Bình Nhưỡng còn có một đội bộ binh hùng hậu được bố trí để sẵn sàng tấn công Nam Hàn bất cứ lúc nào.

Thủ đô Seoul của Nam Hàn, nơi có 25 triệu dân cư đang sinh sống, chỉ cách biên giới Bắc Hàn 50km.

Ông Davis nói rằng bất cứ vụ tấn công nào nhắm vào Bắc Hàn cũng sẽ dẫn đến "một cuộc trả đũa quy mô lớn."

"Trong tình huống tồi tệ nhất, chiến tranh sẽ nổ ra trên bán đảo Triều Tiên. Bắc Hàn sẽ thả những cơn mưa bom xuống Seoul, mở cuộc tấn công hoá học và thậm chí vũ khí hạt nhân chống lại Nam Hàn và Nhật Bản," ông nói.
Chinese President Xi Jinping waves to the press as he walks with US President Donald Trump April 7, 2017.
Chinese President Xi Jinping waves to the press as he walks with US President Donald Trump April 7, 2017. Source: SBS

Sự phản ứng của Trung Quốc

Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã là điểm tựa kinh tế và quân sự cho Bắc Hàn. Theo Giáo sư Bùi Mẫn Hân, một chuyên gia về quan hệ Hoa - Mỹ, đây là một phần chiến lược của Trung Quốc. 

"Đối với phần còn lại của thế giới thì Bắc Hàn dường như là một quốc gia phi lý, điên rồ và hung hăn. Nhưng với Trung Quốc thì Bắc Hàn lại là một quân bài rất giá trị," ông nói. "Bắc Hàn cung cấp một lá chắn phòng vệ giữa Mỹ và Trung Quốc."

Nếu không có Bắc Hàn, thì 28,000 lính Mỹ tại Nam Hàn sẽ tiến sát vách Trung Quốc. Vào năm 1950, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã bị cuốn vào một cuộc chiến tranh tàn khốc trên bán đảo Triều Tiên.

Mặc dù Trung Quốc đang bị đe doạ bởi việc Hoa Kỳ điều hàng không mẫu hạm đến khu vực và thiết lập một hệ thống phòng thủ tên lửa ngay bên thềm nhà mình, việc hai siêu cường này đi đến chiến tranh là khó thể xảy ra.

Ông Davis cho rằng sự hỗ trợ của Trung Quốc đối với Bắc Hàn có giới hạn.

"Tôi nghĩ rằng ở một chừng mực nào đó, Bắc Hàn xem Trung Quốc như một người bảo vệ an ninh cho mình, nhưng họ có lẽ đã nhận ra rằng Trung Quốc sẽ không gây chiến với Hoa Kỳ chỉ vì vấn đề Bắc Hàn," ông nói.

"Trung Quốc có đủ năng lực quân sự để can thiệp vào bán đảo Triều Tiên, nhưng câu hỏi đặt ra là, liệu họ sẽ làm như vậy? Tôi nghĩ là không. Tôi cho rằng họ sẽ đưa quân đến biên giới toạ sơn quan hổ đấu." 

Thế nhưng cuộc chiến giả định này sẽ gây ra một tác động đáng kể đến người hàng xóm của Bắc Hàn. Sự sụp đổ của chế độ cộng sản Bình Nhưỡng sẽ dẫn đến những dòng người tị nạn đổ vào Trung Quốc - các chuyên gia nói với SBS News.
An undated photograph released by the Korean Central News Agency (KCNA) on 26 April 2017 shows a combined fire demonstration of North Korean artillery.
An undated photograph released by the Korean Central News Agency (KCNA) on 26 April 2017 shows a combined fire demonstration of North Korean artillery. Source: KCNA

Phòng ngừa thảm hoạ

Mặc dù giới phân tích có những góc nhìn khác nhau về khả năng xung đột giữa Mỹ và Bắc Hàn, nhưng đây chắc chắn sẽ là một cuộc chiến có hại cho cả đôi bên.

Hoa Kỳ sẽ phải đặt cược mạng sống của hàng chục ngàn binh sĩ trong khu vực, Nam Hàn và Nhật Bản có nguy cơ bị tấn công vào các thành phố lớn, chế độ Bắc Hàn đối mặt với sự thờ ơ từ Trung Quốc, và Trung Quốc sẽ phải đối phó với một thảm hoạ nhân đạo.

"Giải pháp duy nhất là Mỹ và Trung Quốc phải bằng một cách nào đó hợp tác cùng nhau để loại bỏ mối đe doạ này," ông Davis nói. "Nhưng câu hỏi đặt ra là, làm sao giải quyết vấn đề mà không dẫn đến nguy cơ chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên?"

Tình hình hiện đang rất mù mờ, bởi người đứng đầu cả hai phía đều có hành tung rất khó lường.

"Thế giới không còn cách nào khác hơn là khoanh tay đứng nhìn, bởi đây là vấn đề chính trị nội bộ của Bắc Hàn," ông nói. "Có lẽ không có một giải pháp hoà bình nào cho vấn đề này."

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share
Published 2 May 2017 11:53pm
Updated 12 August 2022 3:59pm
By Đăng Trình, Ben Winsor

Share this with family and friends