Đột phá trong điều trị ung thư xương với công nghệ in 3D

(R to L) Bone with tumour; current implant; new 3D printed, bespoke implant

(Từ phải sang) xương có khối u, xương cấy ghép hiện nay và xương cấy ghép bằng công nghệ in 3D Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các bệnh nhân bị ung thư xương nay đã có thể hi vọng được cấy ghép xương nhanh hơn và có cuộc sống sinh hoạt bình thường nhờ vào công nghệ in 3D được phát triển bởi các nhà nghiên cứu Úc. Các bác sĩ phẫu thuật hi vọng có thể sử dụng công nghệ mới để ghép xương chỉ trong vòng vài phút.


Ung thư xương là một dạng ung thư khá hiếm gặp, và là loại ung thư rất nặng, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và cả tính mạng của bệnh nhân. Bệnh này thường xảy ra ở tuổi thanh thiếu niên, là loại ung thư liên kết, có tốc độ phát triển nhanh. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì có thể di căn vào các cơ quan khác như gan, phổi.

Không như những loại ung thư khác có thể phát hiện và điều trị sớm, ung thư xương, ngược lại, thường chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn. Hơn nữa, loại ung thư này thường phát triển ở người trẻ tuổi nên tốc độ phát bệnh càng nhanh hơn.

Bên cạnh đó các phương pháp điều trị cũng khá hạn chế. Xu hướng điều trị ung thư xương phổ biến hiện nay là cắt bỏ khối u xương, sau đó ghép phục hồi xương bằng xương tự thân của bệnh nhân, xương hiến tặng hoặc các vật liệu nhân tạo khác.
“Hiện đã có công nghệ in 3D trong phẫu thuật chỉnh hình, sau đó là công nghệ robot. Nhưng điều tuyệt vời nhất của dự án này là nó kết hợp hai công nghệ trên với nhau theo cách mà chúng tôi hi vọng sẽ đem lại những kết quả vượt trội.”
Giáo sư Peter Choong, đồng thời là một bác sĩ phẫu thuật tại bệnh viện St Vincent ở Melbourne, cho biết, công nghệ mới in 3D này sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

“Đa số bệnh nhân khi bị ung thư xương và bị tháo khớp hoặc cắt bỏ xương sẽ trở thành tàn tật và phải từ bỏ các hoạt động trong cuộc sống. Với công nghệ mới này, chúng tôi hi vọng sẽ đem đến cơ hội được sống cho các bệnh nhân, cấy ghép xương giả cho họ và trả lại cho họ một cuộc sống bình thường.”

Rob Wood, giám đốc Nghiên cứu & Phát triển tại công ty Stryker, một công ty quốc tế về công nghệ y khoa, cho hay, công nghệ mới này đang tạo ra nhiều phương pháp điều trị hiệu quả hơn cho các bệnh nhân.

“Hiện đã có công nghệ in 3D trong phẫu thuật chỉnh hình, sau đó là công nghệ robot. Nhưng điều tuyệt vời nhất của dự án này là nó kết hợp hai công nghệ trên với nhau theo cách mà chúng tôi hi vọng sẽ đem lại những kết quả vượt trội.”

Một quy trình cấy ghép xương thông thường sẽ diễn ra như sau, các bác sĩ phẫu thuật sử dụng công nghệ robot để cắt bỏ khối u cho bệnh nhân.

Phần xương bị cắt bỏ này sau đó sẽ được quét và phân tích và máy in 3D sẽ tạo ra phần xương thay thế giống hệt để cấy vào cơ thể bệnh nhân.

Khác với việc cấy ghép các thiết bị giả được sản xuất hàng loạt, in 3D giúp các bệnh nhân có được khung xương phù hợp nhất với mình, dựa vào hình ảnh quét và phân tích cấu trúc trước đó. Kỹ thuật in 3D cũng cho phép các bộ phận giả được sản xuất nhanh, nhiều khi thời gian có ý nghĩa bằng chính mạng sống của bệnh nhân.
“Chúng tôi có thể tạo phần xương cấy ghép trong lúc bệnh nhân vẫn còn đang nằm trên bàn phẫu thuật, sau đó bác sĩ có thể cấy ghép ngay lập tức vào cơ thể bệnh nhân.”
Người đứng đầu dự án này, giáo sư Milan Brandt, nói, việc cấy ghép chỉ mất vài phút để hoàn thành.

“Chúng tôi có thể tạo phần xương cấy ghép trong lúc bệnh nhân vẫn còn đang nằm trên bàn phẫu thuật, sau đó bác sĩ có thể cấy ghép ngay lập tức vào cơ thể bệnh nhân.”

Thông thường, các bệnh nhân phải đợi khoảng 6 tuần để ghép xương.

Nhưng với công nghệ 3D này, thời gian cắt bỏ khối u và cấy ghép sẽ được rút ngắn đáng kể. Giáo sư Choong giải thích, việc ghép xương nhanh sẽ khiến khối u không có thời gian phát triển và lan rộng trong khi chờ thay xương.

“Chúng tôi có khả năng phát triển một giải pháp giúp bệnh nhân không phải đến bệnh viện nhiều lần.”

Dự này đã phải mất 5 năm để hoàn thành và cần đến sự hợp tác của cả chính phủ, các trường đại học, và các công ty y khoa thương mại.

CEO của Hội đồng Ung thư Victoria, Todd Harper nói, ông hi vọng những công nghệ như thế này sẽ cải thiện cuộc sống cho các bệnh nhân.    

“Đối với việc điều trị loại ung thư như thế này, chúng tôi không chỉ quan tâm đến việc kéo dài thời gian sống của bệnh nhân, mà còn phải quan tâm đến chất lượng cuộc sống của họ, và tôi tin đây là cơ hội cho những tiến bộ như thế này phát triển.”

Trong tương lai, mọi người bệnh có thể được cấy ghép các thiết bị thay thế cao cấp, phù hợp với riêng cơ thể mình nhờ công nghệ in 3D, thay vì đúc khuôn hàng loạt như hiện nay.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share