90.000 người bị trì hoãn tuyên thệ và nhập tịch Úc vì coronavirus

Fadi Masarweh on a visit to Parliament - pre COVID-19

Fadi Masarweh on a visit to Parliament - pre COVID-19 Source: Supplied

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các buổi lễ tuyên thệ trực tuyến đã được tổ chức cho hàng ngàn người giữ visa thường trú tại Úc. Chính phủ đang tập trung giải quyết các trường hợp đã đậu bài thi quốc tịch và ngôn ngữ, hiện chỉ đang chờ nghi thức nhập tịch cuối cùng.


Ngồi trên chiếc ghế sofa, cầm máy tính xách tay, trong một căn hộ Lane Cove ở Sydney, phía Tây Bắc, Fadi và Faris Masarweh đang tuyên thệ trở thành công dân Úc.

Không có bạn bè hay gia đình chứng kiến ​​khoảnh khắc này, đây có lẽ không phải là buổi lễ tuyên thệ mà anh em họ đã mong đợi.

Nhưng khi họ lặp lại lời thề với giám đốc điều hành lễ tuyên thệ trực tuyến, anh Faris nói rằng thời điểm này là điều mà họ đang chờ đợi trong đời.

“Hôm qua là sinh nhật lần thứ 30 của tôi, hôm nay là buổi lễ nhập tịch của tôi, đó là món quà tuyệt nhất tôi từng có”.

Họ từ Jordan đến Úc vào năm 2015 với tư cách là những người lao động nhập cư có tay nghề, bắt đầu hành trình xin quốc tịch Úc 18 tháng trước.

Faris nói khi đại dịch COVID-19 đe dọa làm hỏng giấc mơ trở thành công dân Úc của họ, họ đã tận dụng cơ hội để tuyên thệ và nhập tịch bằng phương thức trực tuyến.

"Sẽ có nhiều sự chậm trễ hơn cho vấn đề hiện tại, tôi cảm thấy một chút bực bội. Nhưng khi tôi nghe nói chính phủ sẽ xem xét tổ chức những buổi lễ trên mạng, tôi rất vui”.

Chính phủ đã tuyên bố vào đầu tháng này rằng họ sẽ tổ chức các buổi lễ trực tuyến cho những người đang chờ đợi để tuyên thệ. Trước đó hàng ngàn người lo sợ có thể bị chờ đợi vô thời hạn do các hạn chế cấm các cuộc tụ họp công cộng vì coronavirus.
Hiện tại chúng tôi chỉ làm việc với những người đã thực hiện bài kiểm tra quốc tịch của họ, những người đã vượt qua bài kiểm tra ngôn ngữ và tất cả các yêu cầu khác.
Bộ trưởng Di trú Alan Tudge nói rằng chính phủ muốn cho phép mọi người đủ điều kiện trở thành công dân càng sớm càng tốt.

“Chúng tôi muốn mọi người tuyên bố trung thành và cam kết hoàn toàn với nước Úc, nên chúng tôi đã thiết lập các quy trình để họ có thể thực hiện việc tuyên thệ trực tuyến, họ vẫn phải thực hiện tất cả các bài kiểm tra thích hợp”.

Bộ di trú đang đặt mục tiêu giải quyết hồ sơ của khoảng 750 thường trú nhân sẽ trở thành công dân để giảm bớt danh sách tồn đọng gồm 90.000 người đang chờ đợi.

Bộ trưởng Bộ Di trú cho biết hệ thống nhận đơn xin nhập tịch vẫn còn mở, nhưng do những hạn chế về giap tiếp xã hội, bộ phận của ông không thể tiến hành kiểm tra và phỏng vấn người nộp đơn trực tiếp.

Ông nói rằng chính phủ đang xem xét sự thay thế trực tuyến, nhưng trọng tâm bây giờ là hoàn thành quy trình cho những người đã được phê duyệt.

“Hiện tại chúng tôi chỉ làm việc với những người đã thực hiện bài kiểm tra quốc tịch của họ, những người đã vượt qua bài kiểm tra ngôn ngữ và tất cả các yêu cầu khác. Giờ đây họ chỉ cần trải qua một quy trình cuối cùng, tuyên thệ trung thành và cam kết với các giá trị của Úc.”

Động thái này đã được cộng đồng đa văn hóa hoan nghênh nhưng Hội đồng các sắc tộc FECCA muốn chính phủ có những cân nhắc tương tự cho những người nộp đơn xin trở thành thường trú nhân.

Giám đốc điều hành FECCA Mohammad Al-Khafaji nói rằng nhiều người có thị thực tạm thời bị mất thu nhập do COVID-19 không có bất kỳ sự hỗ trợ nào.

“Những người đó phải được theo dõi nhanh chóng vì hiện tại họ không đủ điều kiện nhận bất kỳ hỗ trợ nào của chính phủ. Nhưng ngay khi trở thành thường trú nhân, họ có thể truy cập các dịch vụ và hỗ trợ của chính phủ. Việc này xảy ra vào thời điểm không chắc chắn và chúng ta cần cung cấp sự bảo đảm cho những người cần nó nhất.”

--

Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.

Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.

Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.

SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại: 
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share