Á Châu ngày nay: Trung Quốc sử dụng mạng xã hội để công kích các tiếng nói đối lập

Mr Cui Tiankai

Chinese Ambassador to the United States Cui Tiankai said the facts of situations in Hong Kong and Xinjiang have been severely distorted. Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Ngày càng có nhiều nhà ngoại giao Bắc Kinh sử dụng Twitter để phản công trước những chỉ trích của phương Tây và phe đối lập về tình hình Hong Kong, Tân Cương và nhiều vấn đề khác. Điều này cho thấy sự chuyển hướng trong sách lược đối ngoại của Trung Quốc, khi nước này tỏ ra hung hăng hơn ở ngoài đời thực lẫn trên thế giới ảo.


Mặc dù các trang mạng xã hội như Facebook và Twitter bị cấm tại Trung Quốc, và người dân nước này chỉ được sử dụng các nền tảng được chính phủ giám sát như Weibo, thế nhưng trong năm 2019, có tới 32 tài khoản Twitter của giới ngoại giao Bắc Kinh được tạo ra.

Các tài khoản này thường có cùng một giọng điệu và chiến thuật công kích phương Tây và các tiếng nói đối lập, đó là lối ngụy biện “whataboutism”, tạm dịch là “Anh cũng vậy thôi”. Lối ngụy biện này chỉ ra rằng các quốc gia khác cũng có những vấn đề giống với Trung Quốc, thậm chí còn tệ hơn, và cáo buộc những người chỉ trích là đạo đức giả.
Chẳng hạn, tài khoản Twitter của Bộ Ngoại giao Trung Quốc liên tục chỉ trích hành động quân sự của Mỹ ở Afghanistan, Iraq và Syria, để bênh vực cho chính sách của Trung Quốc tại Tân Cương.

Sau vụ tấn công cầu London, tài khoản này bày tỏ sự đau buồn nhưng cũng tranh thủ lập luận rằng, Trung Quốc đang phải chịu “tiêu chuẩn kép” về việc chống khủng bố.
Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, ông Thôi Thiên Khải cũng viết trên Twitter rằng “những kẻ đồn đoán” đã bịa ra những “tin giả”, làm “sai lệch nghiêm trọng” về tình hình ở Hong Kong và Tân Cương, ám chỉ những tài liệu bị rò rỉ của chính phủ Trung Quốc liên quan đến các trại giam ở Tân Cương.

Sự gia tăng đột biến các hoạt động trên mạng xã hội của giới ngoại giao Trung Quốc cho thấy có một sự thay đổi cơ bản trong sách lược đối ngoại của nước này.

Hồi tháng 11/2019, Ngoại trưởng Vương Nghị đã chỉ thị cho các nhà ngoại giao phải thể hiện một “tinh thần chiến đấu” - một sự tương phản rõ rệt so với các chỉ thị trước đây là “che giấu sức mạnh và ẩn mình chờ thời”.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã trả hàng triệu nhân dân tệ để quảng bá các tin tức của họ, thường đối lập với các bản tin của truyền thông toàn cầu, trên YouTube, Facebook, LinkedIn và Twitter, theo đài BBC.
Bà Anne-Marie Brady, Giáo sư chuyên ngành chính trị Trung Quốc thuộc Đại học Canterbury, nói với đài rằng Twitter là một chiến trường quan trọng bởi đó là “một con đường trực tiếp định hình quan điểm của giới tinh hoa chính trị ở nhiều xã hội”.

Thế nhưng nhiều người dùng Twitter nói rằng, họ không tin vào “lời nói dối” của Trung Quốc và cho rằng các nhà ngoại giao đang đánh lạc hướng sự chú ý khỏi những vấn đề của nước này.

Hồi tháng 8/2019, Twitter và Facebook đã xóa hàng trăm tài khoản để ngăn chặn một chiến dịch thông tin sai lệch của nhà nước Trung Quốc, liên quan đến các cuộc biểu tình ở Hong Kong.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share