Đa số người Úc gốc Á Châu đều đã từng bị kỳ thị chủng tộc

Director at ANU Centre for Asian-Australian Leadership Jieh-Yung Lo

Director at ANU Centre for Asian-Australian Leadership Jieh-Yung Lo Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một cuộc nghiên cứu mới cho thấy có hơn 80 phần trăm người gốc Á đã trải qua những tình huống bị kỳ thị trong năm nay tính đến tháng 10, trong thời gian đại dịch. Khảo sát của Đại học Quốc gia Úc cho thấy mặc dù có những gắn kết xã hội được cải thiện trong năm 2020, nhưng việc hỗ trợ cho di trú đã giảm xuống đôi chút.


Lê Phạm Ý Anh dẫn chó đi dạo trên đường phố Melbourne hồi tháng rồi, khi cô bị kỳ thị lần đầu tiên, ngay trong cộng đồng địa phương nơi cô ở.

"Khi tôi đến gần họ, thì tôi nghe họ nói những câu như ‘Nhìn kìa, chúng phá nát xứ sở cùa chúng ta’.

"Quí vị biết mọi chuyện hoàn toàn là lỗi của họ, họ nói chuyện với nhau nhưng tôi cảm thấy họ tìm cách nói như vậy để tôi nghe được".

"Không phải là một câu chuyện yên bình, mà có vẽ như tôi bị đặt vào sự phán xét của họ mà thôi”, Lê Phạm Ý Anh.

Cô cho biết, chưa hề bị kỳ thị tại khu ngoại ô Kensington, trường hợp khi cặp đôi này nói đến những người gốc Hoa, cô nầy sinh ra tại Việt Nam cảm thấy cần chỉnh sửa sai lầm của họ.

“Vì vậy tôi dừng lại và nói với họ là nếu các bạn muốn kỳ thị, ít nhất các bạn cần kiểm tra đúng lý lịch của tôi".

"Tôi cũng nói, các bạn cần được trưởng thành và không thể chấp nhận được nữa những tình trạng như thế nầy”, Lê Phạm Ý Anh.

Sau khi cô nói chuyện với cặp đôi nói trên, họ cười đáp trả khi cô cho thấy những gì cô chia sẻ trên trang mạng và nhận xét là những người khác cũng ghi lại các trường hợp tương tự.

Cô cho biết, kinh nghiệm của mình thay đổi mỗi khi đi ra ngoài.

Một cuộc nghiên cứu của Đại học Quốc gia Úc Châu cho thấy, có 3 ngàn người cho biết hầu hết những người tham dự có tổ tiên là người Á Châu, đã đối diện với một khoảnh khắc bị kỳ thị, trong thời gian từ giữa tháng giêng và tháng 10 năm nay.

Đồng tác giả bản phúc trình là giáo sư Nicholas Biddle, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Xã hội nói rằng, sự kỳ thị có khuynh hướng xảy ra nơi công cộng, như khi xếp hàng tại các cửa hiệu.

“Những người Úc gốc Á Châu cho biết, họ trải qua sự kỳ thị dường như đã xảy ra tại các cửa hiệu hay nhà hàng, vì vậy là những tương tác với đa số quần chúng”, Nicholas Biddle, .

Giáo sư Biddle cho biết, toàn thể dân chúng cần có trách nhiệm khi chống lại nạn kỳ thị chủng tộc.

Cuộc nghiên cứu đề nghị, có những cải thiện về tương tác xã hội, trong thời buổi đại dịch coronavirus.

Trong khi cuộc nghiên cứu tìm thấy sự sụt giảm đôi chút trong di trú, thì việc giảm sụt nầy không nhắm vào một nhóm sắc tộc đặc biệt nào cả.

Phúc trình chỉ ra rằng, người Úc gốc Á có mức độ lo lắng cao hơn về COVID-19, so với các sắc dân khác.

Giám đốc của Trung tâm Lãnh đạo Úc-Á thuộc đại học Quốc gia Úc Châu, là ông Jeih Yung Lo cho biết, nhiều người trong thành phần nầy trước đó, đã đề phòng cẩn thận rồi.

Ông cho biết, một số cộng đồng Úc-Á đã khó chịu về việc gia tăng mức độ kỳ thị và bài ngoại xảy ra hồi đầu năm nay.

“Hơn 65 phần trăm dân số Úc có mức độ tin tưởng rất cao, vào người Úc gốc Á".

"Tôi nghĩ có nhiều chuyện phải làm, trong việc tìm hiểu làm sao họ rất thận trọng về chuyện đại dịch, từ lúc mới khởi phát”, Jeih Yung Lo.
“Một khía cạnh khác của việc gián đoạn dân số người Úc gốc Á, là do họ tập trung tại các khu vực đô thị và chúng ta biết rằng, đại dịch đặc biệt gây ảnh hưởng cho thị trường lao động tại các thành phố”, Nicholas Biddle.
Và đại dịch coronavirus không chỉ làm hại cho dân số người Úc gốc Á Châu về mặt bị kỳ thị, mà có thêm các công nhân có giờ làm việc bị mất đi.

Cuộc nghiên cứu cho thấy có sự sụt giảm về giờ làm việc của những người Úc gốc Á, trung bình là 5 giờ mỗi tuần, so với những người không phải là Á Châu, vốn chỉ mất có 2,4 giờ mỗi tuần mà thôi.

Ông Lo cho rằng, chuyện nầy góp phần vào các ngành kỹ nghệ hay doanh nghiệp sử dụng người Úc gốc Á Châu, hiện bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch, chẳng hạn như trong ngành chiêu đãi và bán lẻ.

“Việc kỳ thị tại nơi làm việc vẫn còn rất cao. Không may là do đại dịch, chúng ta thấy mức độ cao hơn về việc kỳ thị trực tiếp đối với những người Úc gốc Á, vốn gây ra một tình trạng phức tạp hơn cho họ tại chỗ làm”, Jeih Yung Lo.

Ông cũng cho rằng, những nhà hoạch định chính sách có thể hỗ trợ thêm cho những người Úc gốc Á Châu.

Ông cho biết, kết quả cuộc nghiên cứu gởi một thông điệp mạnh mẽ cho các chính phủ rằng, sự kỳ thị là một vấn đề rất có thật.

“Những gì cuộc khảo sát nầy cho thấy và thông điệp được gởi ra là, các chính phủ và những nhà hoạch định chính sách, hãy khẩn cấp bảo đảm cho một phần lớn dân chúng và cộng đồng của chúng ta, không bị bỏ lại đằng sau”, Jeih Yung Lo.

Ông hy vọng sự đại diện rộng lớn hơn, sẽ giúp thách thức các định kiến có sẵn và chống lại việc làm ngơ trước các nền văn hóa đặc biệt.

Còn giáo sư Nicholas Biddles cho rằng, điều quan trọng là theo dõi thị trường lao động nói chung và mặc dù tình trạng kinh tế của Melbourne hiện được cải thiện, thì những tổn hại được xem là hết sức lớn lao.

“Một khía cạnh khác của việc gián đoạn dân số người Úc gốc Á, là do họ tập trung tại các khu vực đô thị và chúng ta biết rằng, đại dịch đặc biệt gây ảnh hưởng cho thị trường lao động tại các thành phố”, Nicholas Biddle.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share