Nạn nhân của các vụ bạc đãi người cao niên kinh hoàng nhớ lại chuyện cũ

A hazard sign warning drivers of elderly members crossing the street is seen in Kensington, Melbourne, Saturday, March 30, 2019. Aged Care stock for federal budget. (AAP Image/James Ross) NO ARCHIVING

A hazard sign warning drivers of elderly members crossing the street is seen in Kensington, Melbourne Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Ủy ban Hoàng gia điều tra các vụ bạc đãi người cao niên trong viện dưỡng lão, bắt đầu vòng điều trần công khai tiếp theo vào đầu tháng Năm. Đây là cơ hội để khiếu nại của những người thân hoặc những nhà đấu tranh về việc bỏ bê hoặc bạc đãi người già trong các trung tâm săn sóc người cao niên được lắng nghe.


Trong một ngôi nhà  ở Canberra, Alex Reid đang lướt mắt qua những tấm ảnh cũ của mẹ mình là bà Nancy.

Khi còn trẻ, bà là một y tá nhiệt huyết và tận tụy. Bà từng có giai đoạn làm việc với bác sĩ phẫu thuật huyền thoại Sir Edward, hay còn gọi là "Weary" Dunlop, để chăm sóc cho những người lính sau Thế chiến thứ hai.

Bà tiếp tục làm việc trong lĩnh vực chăm sóc người cao niên, và dành một năm cuối cuộc đời tại một viện dưỡng lão ở Canberra, nơi con trai bà cho biết, anh đã chứng kiến sự thiếu hụt nhân viên một cách trầm trọng cùng nhiều trang thiết bị khác.

“Tôi đã phải mang đến viện dưỡng lão miếng lót vệ sinh cho mẹ tôi, bởi vì họ chỉ có một số lượng giới hạn miếng lót nước tiểu cho người cao niên. Điều đó không thể chấp nhận được.

Sau đó tôi nghe thấy tiếng hét từ phòng dành cho bác sĩ phẫu thuật, thật ra chỉ là khu vực để ly chén. Tôi  đi xuống và nhìn thấy một phụ nữ đang la hét. Tôi hỏi: "Chuyện gì đang xảy ra, chuyện gì đang xảy ra vậy?" Một người nói "Ồ, tôi đang cắt móng chân cho bà ấy."

 Tôi có thể thấy rằng cụ già đã bị chảy máu nhẹ. Và tôi nói với nhân viên chăm sóc rằng: "Này rõ ràng là anh đang làm bà ấy đau, tại sao anh lại cắt cụt móng chân của bà ấy như vậy?" Rồi anh ta trả lời: "Bởi vì họ không có đủ tiền để trả cho nhân viên chăm sóc đến đây thường xuyên, nên tôi cắt tỉa chúng một cách nhanh chóng”.

Ủy ban Hoàng gia điều tra các vụ bạc đãi người cao niên  bắt đầu vòng điều trần công khai lần thứ ba vào ngày 6 tháng 5, tại Sydney.

Kể từ tháng Hai, các Ủy viên đã lắng nghe hàng giờ về các trường hợp bị bỏ rơi hoặc bạc đãi, trong số 1700 trường hợp gửi đến cuộc điều tra.

Việc tổ chức các phiên điều trần khiến cựu y tá Maree Bernoth, hiện là Phó giáo sư ngành Y tá Điều dưỡng tại Đại học Charles Sturt ở Wagga Wagga vô cùng xúc động.
“Tại một cuộc họp với 14 người quản lý trong toàn bộ tổ chức, khi tôi bày tỏ với họ những lo lắng của tôi về những gì tôi nghe được từ nhân viên, thì một trong những người quản lý cấp cao nói với tôi rằng "Maree, tôi muốn bắn bà, tôi muốn bắn bà bằng những viên đạn cao su. Điều tồi tệ hơn, không ai dám nói gì về điều đó, tất cả đều im lặng sau khi sếp tôi nói điều đó.”
Cô ấy rất muốn được lắng nghe câu chuyện của những người cao niên từng bị lạm dụng; đồng thời cô cũng bi quan về một hệ thống mà cô cho rằng chỉ hướng đến lợi nhuận và coi người lớn tuổi tại Úc như một món hàng.

Năm 2006, tiến sĩ Bernoth nói rằng cô đã chuyển nhà đến một thị trấn khác, vì lo lắng cho sự an toàn của bản thân, sau nhiều năm phàn nàn, khiếu nại về các cơ sở chăm sóc người già.

“Tại một cuộc họp với 14 người quản lý trong toàn bộ tổ chức, khi tôi bày tỏ với họ những lo lắng của tôi về những gì tôi nghe được từ nhân viên, thì một trong những người quản lý cấp cao nói với tôi rằng "Maree, tôi muốn bắn bà, tôi muốn bắn bà bằng những viên đạn cao su. Điều  tồi tệ hơn, không ai dám nói gì về điều đó, tất cả đều im lặng sau khi sếp tôi nói điều đó.”

Alex Reid ban đầu đã quyết định không tham gia phiên điều trần và đóng góp ý kiến cho Ủy ban điều tra, bởi anh sợ làm sống lại những ký ức đau đớn về mẹ mình, người đã qua đời vào đầu năm 2010 ở tuổi 86.

“Việc này khiến tôi có nhiều cảm xúc lẫn lộn. Đó là lý do tại sao tôi hơi miễn cưỡng khi tham gia cuộc điều tra. Tuy nhiên, khi nói chuyện với bà Maree, tôi nhận ra rõ ràng là, nếu tôi không tham gia, thì mọi thứ sẽ không bao giờ thay đổi".

Tuy nhiên những người khác nói rằng chấn thương tâm lý mà nhiều người thân cảm thấy vượt quá khả năng mà các dịch vụ của Uỷ ban điều tra có thể hỗ trợ.

“Những người đã bị chấn thương tâm lý, họ sống cùng với nỗi đau đó cả đời. Điều này không thể bị xóa bỏ. Vì vậy, việc phải nhớ lại những gì họ đã trải qua trong quá khứ chỉ làm cho cuộc sống trở nên khó khăn hơn. Chúng ta cần những buổi tham vấn dài hạn, chứ không phải là một buổi duy nhất.”

 Craig Gear là Giám đốc điều hành của cơ quan quốc gia - Mạng lưới Vận động cho Người cao niên.

“Ủy ban Hoàng gia đang làm một công việc tuyệt vời, với nguồn lực và khung thời gian mà họ có. Tôi cho rằng, điều còn thiếu, là tìm một con đường để các nạn nhân có thể vượt qua nỗi đau, đi về phía trước. Sau  đó, họ có thể ngồi xuống để viết ra câu chuyện của họ hoặc nhớ lại những chuyện trong quá khứ”.

Sau  vài tháng vận động hành lang, nhóm của ông trong tháng này đã nhận được thêm tiền tài trợ của chính phủ Liên bang, để giúp gia đình các nạn nhân bị bạc đãi thực hiện các khiếu nại và nộp cho ủy ban, tham vấn qua điện thoại, đồng thời giới thiệu các dịch vụ tư vấn miễn phí hoặc có chi phí thấp.

Với ước tính một phần ba người Úc tiếp cận dịch vụ chăm sóc người cao niên đến từ những những nền văn hóa khác nhau, Ủy ban Hoàng gia chấp nhận các đệ trình bằng các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh.

Liên đoàn Hội đồng Dân tộc FECCA là một tổ chức khác được chính phủ phân bổ kinh phí, để nâng cao nhận thức và sự tin tưởng vào Ủy ban điều tra, cùng với việc tạo ra các công cụ để giúp nạn nhân thực hiện hồ sơ điều tra.

Share