Kinh tế Úc sẽ sụp đổ khi Trung Quốc suy thoái

Chris Richardson addresses the National Press Club in Canberra

Chris Richardson addresses the National Press Club in Canberra Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Nhà kinh tế học danh tiếng Chris Richardson cảnh báo rằng Úc sẽ không thể tránh được một cuộc suy thoái nếu nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ. Nay có lẽ như Úc đang muốn chuyển hướng sang Ấn Độ?


Nhà kinh tế học danh tiếng Chris Richardson cảnh báo rằng Úc sẽ không thể tránh được một cuộc suy thoái nếu nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ. Nay có lẽ như Úc đang muốn chuyển hướng sang Ấn Độ?

Cảnh báo này được đưa ra khi Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đang nỗ lực để cải thiện quan hệ mậu dịch song phương với một nền kinh tế nhiều tiềm năng khác của Á Châu khi chuyến viếng thăm tầm quốc gia của ông tới Ấn Độ đã kết thúc.

Cách đây gần 10 năm khi nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Úc đã có vị thế vững vàng để vượt qua cơn bão.

Vào thời điểm đó, giá nhà tại Úc thấp hơn rất nhiều so với hiện nay, lãi suất ngân hàng cao hơn và ngân sách chính phủ thặng dư.

Nhưng nếu đặt giả thiết kinh tế Trung Quốc lại sụp đổ một lần nữa, nhà kinh tế học Chris Richardson lo sợ rằng nước Úc sẽ không đủ sức để quật lại khó khăn như trước đây.

“Lần này nếu cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra, chúng ta sẽ thấy một loạt các biện pháp phòng thủ phát huy tác dụng: đồng đô la Úc sẽ giảm, ngân hàng Dự trữ Úc muốn cắt giảm lãi suất, chính phủ sẽ bắt đầu kích thích người dân chi tiêu nhiều hơn.

Nhưng việc này sẽ không thể tránh khỏi việc suy thoại kinh tế. Chính phủ Úc đã sử dụng rất nhiều tài nguyên dự trữ của họ rồi”.

Ông Richardson là nhà kinh tế học hàng đầu và hiện là đối tác của tập đoàn tài chính toàn cầu Deloitte Access Economics. Ông vạch ra các kịch bản khả thi cho kinh tế của Úc trong tương lai.

Ông nhấn mạnh vận mệnh kinh tế của Úc hiện gắn bó chặt chẽ với Trung Quốc.

“Chúng ta hiện tại đặt quá nhiều nỗ lực vào nền kinh tế Trung Quốc hơn là các quốc gia khác, kể từ sau khi dựa vào nền kinh tế của Anh từ những thập niên 1950”.

Ông Richardson nói ông không có ý dự báo về một cuộc khủng hoảng ở Trung Quốc. Nhưng ông cũng không loại trừ khả năng này.

Ông nói rằng các doanh nghiệp và chính phủ Trung Quốc đã dựa quá nhiều vào tiền vay mượn, điều này có thể gây ra sự suy thoái đột ngột.

"Trung Quốc hiện đang xây dựng rất nhiều công trình, dựa dẫm quá nhiều vào nợ nần. Vì vậy, họ có thể rơi vào tình trạng thừa mứa nguồn cung quá mức, trong tất cả mọi thứ từ thép đến nhà ở. Có rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc không bao giờ có thể trả lãi cho khoản vay của họ.
"Chúng ta hiện tại đặt quá nhiều nỗ lực vào nền kinh tế Trung Quốc hơn là các quốc gia khác". Chris Richardson
Trong khi đó lãnh đạo của Trung Quốc vẫn đang sử dụng các biện pháp kích thích vay vốn, điều này hoàn toàn có thể hiểu được, nhưng việc này sẽ trì hoãn quá trình cải tổ và điều chỉnh; một khi trì hoãn thì tình hình càng trở nên tồi tệ hơn".

Lời cảnh báo này được đưa ra khi Malcolm Turnbull tiếp tục chuyến thăm Ấn Độ của mình, cố gắng bảo đảm có được cam kết về mậu dịch tốt hơn với một nền kinh tế đang ngày càng phát triển tại Châu Á.

Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc cho biết Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Úc, với tổng trị giá hàng hóa mua về gần 90 tỷ đô la Úc trong năm 2014.

Ấn Độ mua hàng của Úc chỉ bằng một phần mười trong số đó - tương đương với gần 9 tỷ đô la trong cùng năm 2014.

Thủ tướng nói rằng có rất nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng kinh tế.

“Mối quan hệ thương mại song phương của chúng ta đã tăng gấp đôi trong suốt một thập niên vừa qua lên gần 20 tỷ đô la.

Đó là một con số ấn tượng, nhưng đây chỉ là một phần nhỏ trong số những gì chúng ta đang nỗ lực tạo ra nhiều điểm giao thoa giữa hai nền kinh tế của chúng ta. Không có thời điểm nào tốt hơn là lúc này để thắt chặt các mối quan hệ mậu dịch song phương với các nước khác”.

Để thực hiện điều đó, ông Turnbull đã đưa ra một bản phúc trình mới “Chiến lược Kinh tế với Ấn Độ”.

Các cuộc đàm phán về một thỏa thuận tự do thương mại với Ấn Độ đã bị đình trệ, nhưng Thủ tướng Úc cho biết chiến lược mới này sẽ tạo ra một phương hướng tiếp cận gần gũi hơn với các mối quan hệ thương mại.

"Chiến lược này sẽ cung cấp một kế hoạch để mở ra những cơ hội giúp chúng ta phát triển cùng nhau, với một bản đồ  hướng dẫn mối quan hệ đối tác của chúng ta đến năm 2035. Đây không phải là lần đầu Úc hợp tác kinh tế với Ấn Độ, nhưng chúng tôi muốn củng cố Ấn Độ như một đối tác kinh tế ưu tiên".

Thủ tướng Chính phủ đã dành ngày cuối cùng của mình tại Ấn Độ để gặp các nhà lãnh đạo kinh tế nước này và vận động viên cricket danh tiếng Sachin Tendulkar.

Share