Mỹ, Nhật, Úc chỉ trích Trung Quốc trong vụ tranh chấp biển Đông

Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono

Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono Source: AAP

Hoa kỳ, Nhật bản và Úc lên án thái độ xâm lấn của Trung quốc tại Biển Đông.


Họ thúc giục Trung quốc hãy tuân thủ phán quyết được Liên hiệp quốc hậu thuẩn, khi cho rằng tuyên bố chủ quyền của Trung quốc trên lãnh thổ tranh chấp là vô hiệu.

Ngoại trưởng Úc Julie Bishop cùng người đồng nhiệm Nhật bản là Taro Kono và Hoa kỳ là ông Rex Tillerson cho biết, họ chống lại việc gia tăng căng thẳng trong vùng Biển Đông.

Cả ba gặp gỡ nhằm thảo luận về vấn đề nói trên tại Manila, bên lề cuộc họp về an ninh lớn nhất của Á châu.

Hoạt động của Trung quốc trong khu vực gây nhiều biến động là vấn đề then chốt trong số các lãnh tụ tại cuộc họp của Asean hay Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á.

Trong một thông cáo chung, Mỹ-Úc-Nhật thúc giục các bên tranh chấp hãy giải quyết vấn đề một cách êm thắm.

"Các Ngoại trưởng mạnh mẽ lên tiếng chống lại các hành động cưỡng bách một cách đơn phương, vốn có thể thay đổi hiện trạng và gia tăng các căng thẳng".

"Liên quan đến vấn đề nầy, các Ngoại trưởng thúc giục các quốc gia tranh chấp ở Biển Đông hãy tự chế trong việc tuyên bố chủ quyền, xây dựng các đồn lũy, quân sự hóa các đảo tranh chấp hay thực hiện các hành động đơn phương có thể thay đổi hiện trạng một cách vĩnh viễn đối với môi trường hải dương".

"Các Ngoại trưởng kêu gọi mọi phe phái hãy trình bày các yêu sách, theo đúng luật pháp quốc tế về biển", thông cáo chung của ba ngoại trưởng.

Bản thông cáo rõ ràng đi ngược với những gì được xem là một phản ứng yếu ớt của 10 nước hội viên Asean.

Các nhà lãnh đạo Asean và Trung quốc chấp thuận một khung cảnh pháp lý về qui tắc ứng xử, một hành động mà họ ca ngợi là có nhiều tiến triển.

Thế nhưng các nhà phê bình mô tả hành động nầy là một chiến thuật của Trung quốc nhằm câu giờ để củng cố quyền lực trên mặt biển.

Một số quốc gia Asean muốn qui tắc nói trên có hiệu lực cưỡng hành hợp pháp, cũng như có một cơ chế giải quyết các tranh chấp.
"Bắc hàn tiếp tục chống lại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, với chương trình hỏa tiễn và vũ khí nguyên tử một cách bất hợp pháp, đây là một nhu cầu bó buộc, để bảo vệ trật tự trong vùng", Julie Bishop.
Úc, Nhật và Mỹ đồng ý khi chống lại những gì mà họ gọi là 'những hành động cưỡng bách đơn phương'.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Trung quốc Vương Nghị tranh luận rằng một số quốc gia, theo lời ông vẫn còn quan niệm vấn đề theo sự hiểu biết của họ thuộc thời quá khứ.

"Có phải một số quốc gia không muốn thấy sự ổn định ở vùng biển Nam Trung Hoa? Có phải sự ổn định tại đây không nằm trong quyền lợi của họ hay không? Tôi nghĩ mọi người có thể hiểu biết về vấn đề nầy".

Trung quốc từ chối bị ràng buộc do một phán quyết của tòa trọng tài quốc tế hồi năm rồi, theo đó tòa án bác bỏ mọi cáo buộc về các đảo về mặt chiến thuật và các hải lộ quan trọng có nhiều tài nguyên.

Ngoại trưởng Nhật Kono nói rằng các Ngoại trưởng Asean đều đồng ý về nhu cầu bảo vệ tự do lưu thông trên biển và trên không ở Biển Đông.

"Liên quan đến vấn đề Biển Đông, tôi bày tỏ mối quan ngại sâu xa về tình trạng và chống đối lại bất cứ âm mưu đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực".

"Việc thi hành luật pháp hiện gặp khó khăn và về việc nầy, tôi nhấn mạnh về tầm quan trọng của bản án trọng tài năm 2016, cũng như việc phi quân sự hóa các đảo tranh chấp".

"Tôi hài lòng khi thấy các đồng nghiệp của tôi cùng chính xác quan điểm tương tự", Taro Kono.

Phía Trung quốc từ chối nhìn nhận toà án tại The Hague, cũng như phán quyết của tòa nầy.

Ông Vương Nghị nhấn mạnh rằng Hoa kỳ và các đồng minh nên tránh xa những gì mà Trung quốc cho rằng, đó là một tranh luận hoàn toàn song phương với các nước láng giềng cuả Trung quốc.

"Về phần chúng tôi liên quan đến biển Nam Trung Hoa, tất cả 10 nước Asean đã hoàn toàn nhìn nhận các diễn biến qua sự hợp tác với Trung quốc trong năm qua và đường lối tích cực hướng đến việc tạo nên sự ổn định trong vùng biển Nam Trung Hoa".

"Ngoại trưởng Kono đã bày tỏ ý muốn sẳn sàng tăng cường quan hệ với Trung quốc và đó là ý định thành thật của Nhật bản".

"Chúng tôi hy vọng có thể biến ý kiến nầy thành các hành động về chính sách thực sự", ông Vương Nghị.

Thế nhưng trước khi đến Manila để tham dự cuộc họp của Asean, bà Bishop từ Bangkok đưa ra lời cảnh cáo.

"Căng thẳng gia tăng trong Biển Đông là một thách thức cho sự ổn định trong khu vực".

"Việc theo đuổi quyền lợi quốc gia hiện thử nghiệm các tiêu chuẩn và qui định cho vùng nầy một thời gian rất lâu, vốn là căn bản cho sự an ninh và ổn định của chúng ta".

"Bắc hàn tiếp tục chống lại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, với chương trình hỏa tiễn và vũ khí nguyên tử một cách bất hợp pháp, đây là một nhu cầu bó buộc, để bảo vệ trật tự trong vùng", Julie Bishop.

Được biết bộ qui tắc ứng xử là sự kiện mà Trung quốc và các nước Asean gọi là các thương thảo về một hiệp ước chính thức, vốn có thể bắt đầu vào cuối năm nay.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share