Úc tài trợ việc thiết lập dây cáp viễn thông dưới biển đến Solomons và PNG

Solomon Islands Prime Minister Rick Houenipwela (left) and Prime Minister Malcolm Turnbull

Solomon Islands Prime Minister Rick Houenipwela (left) and Prime Minister Malcolm Turnbull Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Thủ Tướng Malcolm Turnbull chào đón Thủ Tướng đảo quốc Solomon Rick Houenipwela trong chuyến viếng thăm chính thức đầu tiên đến nước Úc.


Chuyện Úc hứa hẹn sẽ tài trợ viện thiết lập một đường dây cáp liên lạc dưới biển giữa Úc và Solomon và quyền lợi của Trung Quốc trong vùng là những chủ đề có ưu tiên cao trong nghị trình hội họp của hai nhà lãnh đạo.

Các phát súng đại bác và và một ban quân nhạc diễn hành chào mừng Thủ Tướng Rick Houenipwela trong chuyến viếng thăm hữu nghị của ông để tăng cường quan hệ giữa hai nước.

Được biết đảo quốc Solomons và Úc đã củng cố việc xây dựng một cáp viễn thông dưới biển nối liền hai nước.

Người thọ thuế Úc sẽ trả 2/3 chi phí, nối liền Sydney đến quần đảo Solomons và Papua New Guinea.

Thủ Tướng Úc Malcolm Turnbull cho biết ngân khoản 200 triệu đô la xuất phát từ ngân sách ngoại viện của Úc.

"Như quị vị biết, chúng tôi chi nhiều trong vấn đề viện trợ".

"Khi quí vị xếp thứ tự mọi khoản tiền chúng tôi viện trợ thì tôi nghĩ việc nầy được xếp ưu tiên rất cao đó là một hạ tầng cơ sở viễn thông quan trọng để hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế, cũng như mọi tiến trình phát triển kinh tế mà Thủ Tướng Ho và đất nước Solomon đang thực hiện", Malcolm Turnbull.

Úc phải nhảy vào tài trợ đường dây cáp dưới biển nhằm ngăn tránh một thoả thuận giữa Solomons và công ty viễn thông Trung Quốc là Huawei.

Được biết chính phủ quan ngại đường dây cáp có thể tiếp cận một cách trái phép hệ thống internet của Úc.

Ông Turnbull cho biết quyết định nói trên có lợi cho nước Úc và các quốc gia hải đảo Thái Bình Dương.

"Những gì chúng tôi đang thực hiện là cung cấp các hỗ trợ một cách thực tiễn và cụ thể, cũng như khoản ngoại viện để thực hiện hạ tầng cơ sở viễn thông đó, nhằm bảo đảm cho đảo quốc Solomon tiếp cận kỹ thuật viễn thông của thế kỷ 21 vốn rất quan trọng cho giáo dục, mậu dịch và phát triển kinh tế, trong mọi phương diện trong xã hội tươngtự như chúng ta".

Bóng râm về các quyền lợi chiến lược của Trung Quốc trong vùng, bao gồm tin tức về một phi trường do Trung Quốc hỗ trợ ở Solomons, đã chi phối các cuộc thảo luận tại Canberra.

Thủ Tướng đảo quốc Solomons cho biết nước nầy rất vui mừng, khi đi cùng với nước Úc như là một đối tác an ninh được chọn lựa và bác bỏ chuyện một phi trường TRung Quốc được xây dựng trên đảo quốc của ông.

"Hãy nhìn vào hai dự án, từ quan điểm của chúng tôi thì đây là kế hoạch tốt hơn và tốt nhất trong 3 dự án. Nước Úc chi trả 2/3 phí tổn liên lạc từ Sydney đến thủ đô Honiara".

Đảo quốc nhỏ bé hiện lệ thuộc vào hệ thống vệ tinh viễn thông, với hầu hết các trường học tại đây không được nối mạng internet.
"Tôi muốn chắc chắn rằng các quốc gia ở Thái Bình Dương có các giải pháp thay thế, họ không nên chỉ có một các thức duy nhất và không có những phương cách khác", Julie Bishop.
Thủ Tướng Solomons cho biết, dây cáp viễn thông có thể nối 1400 trường học và 12 ngàn cơ sở y tế với internet.

"Những gì tôi tưởng tượng sẽ diễn ra, là một cuộc giải phẫu có thể thực hiện tại một số vùng quê, với một bác sĩ có thể là ở Brisbane. Tôi nghĩ những gì sẽ làm, là gia tăng việc kết nối hữu hiệu và lệ phí thấp".

Ông James Batley, cựu Cao Ủy Úc tại đảo quốc Solomons nói rằng, việc Trung Quốc đề nghị cung cấp cáp viễn thông cho thấy, một chọn lựa không thể được Úc chấp thuận.

"Tôi nghĩ kế hoạch đặt đường dây cáp dưới biển là một việc đầu tư tốt, việc đâu tư từ các đồng đô la viện trợ thế nhưng nó không đến với chi phí của phần còn lại của chương trình viện trợ ở Thái Bình Dương".

"Nước Úc không cần chống đối lại các đầu tư của Trung Quốc trong các dự án, thế nhưng rõ ràng có một số lãnh vực dường như thuộc vùng nhạy cảm của nước Úc", James Batley.

Thế nhưng ngoại trưởng Úc, bà julie Bishop nói rằng nước Úc chỉ giữ vai trò của mình trong vùng mà thôi.

"Những gì chúng ta trao tặng cho đảo quốc Solomon và họ tiếp nhận là một kế hoạch thay thế từ Huawei và dự án của chúng ta rẻ tiền hơn, lại còn có kết quả nhanh hơn cho họ và về kỹ thuật cao hơn và cũng tin cậy hơn nữa".

Bà hậu thuẩn cho quyết định của Úc khi quan tâm đến việc gia tăng phát triển trong vùng Thái Bình Dương, nơi Úc chi gần 1/4 ngân sách.

"Chúng tôi thiết lập một kế hoạch thay thế và đó là những gì tôi nghĩ chúng ta nên làm, do chúng ta là quốc gia viện trợ nhiều nhất cho các quốc gia hải đảo Thái Bình Dương và là người bạn lâu năm của hải đảo Solomon".

"Tôi muốn chắc chắn rằng các quốc gia ở Thái Bình Dương có các giải pháp thay thế, họ không nên chỉ có một
các thức duy nhất và không có những phương cách khác", Julie Bishop.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


 


Share