Một phụ nữ Úc bị bắt vì dàn xếp mang thai hộ ở Campuchia

Pregnant woman

Nhiều người Úc ra nước ngoài dàn xếp việc mang thai hộ. Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một phụ nữ người Úc đang chuẩn bị phải ra tòa sau khi bị bắt trong một vụ mang thai hộ bất hợp pháp tại Campuchia, sau khi có Úc lệnh cấm sử dụng dịch vụ mang thai hộ ở Ấn Độ, Nepal và Thái lan.


Bà Tammy Davis Charles đã bị bắt trong một cuộc bố ráp do cảnh sát trưởng Keo Thea thuộc cơ quan chống buôn lậu Campuchia lãnh đạo.

Cảnh sát trưởng Keo Thea cho hay bà Tammy Davis Charles, 49 tuổi, có vấn đề về sức khỏe nên không thể ra tòa vào Thứ Hai hôm qua, và đã bị cáo buộc vắng mặt.

Một bác sĩ hàng đầu về thụ tinh trong ống nghiệm IVF tại Campuchia cũng đã bị bắt ngay sau khi Campuchia tuyên bố áp dụng lệnh cấm đối với mọi hình thức mang thai hộ, và gọi chương trình này là một loại buôn bán con người.

Cả hai đều bị cáo buộc đã làm giả hồ sơ và buôn người, và có khả năng phải nhận án 2 năm tù.

Bà Davis-Charles cũng từng có kinh nghiệm trong việc mang thai hộ. Hiện bà cùng người phối ngẫu đang nuôi dưỡng một cặp bé trai song sinh được sinh bởi người mang thai hộ ở Thái Lan trước khi quốc gia này có lệnh cấm việc mang thai hộ.

Trường hợp của bà cũng đã được lên chương trình tài liệu tối chủ nhật của Đài số 7 hồi năm 2014.

“Không chỉ người mang thai hộ đã cho chúng tôi thứ quý giá nhất, mà đổi lại chúng tôi cũng đã giúp đỡ bà ấy và gia đình ổn định cuộc sống, vì vậy đây là một công việc mà đôi bên cùng có lợi.”
Hiện có đến 50 cơ quan cung cấp dịch vụ mang thai hộ ở Campuchia, con số này đã tăng vọt do nhu cầu, sau khi các quốc gia Thái lan, Ấn Độ và Nepal ban hành lệnh cấm việc mang thai hộ cho người nước ngoài.
Bà Davis-Charles bị cáo buộc đã sắp xếp cho hơn 20 phụ nữ Campuchia mang thai tại Trung tâm Y tế về Phụ sản Fertility Solutions PGD Clinic, và theo báo cáo đã có 5 hay 6 trẻ được sinh ra ở Campuchia theo sự sắp xếp này.

Hiện có đến 50 cơ quan cung cấp dịch vụ mang thai hộ ở Campuchia, con số này đã tăng vọt do nhu cầu, sau khi các quốc gia Thái lan, Ấn Độ và Nepal ban hành lệnh cấm việc mang thai hộ cho người nước ngoài.

Việc mang thai hộ với mục đích thương mại, theo đó người mang thai sẽ được trả nhiều tiền hơn tổng chi phí y tế, và hiện đã bị cấm ở hầu hết các tiểu bang tại Úc.

Một cuộc điều tra của Thượng viện đã có báo cáo hồi đầu năm, cho hay nhiều người Úc đang tìm cách dàn xếp việc mang thai hộ ở nước ngoài do những khó khăn trong việc mang thai hộ vì lý do nhân đạo tại Úc.

Giáo sư Anita Stuhmcke tại khoa Luật đại học UTS, Sydney nói

“Việc mang thai hộ vì lý do nhân đạo khá tốn kém ở Úc, mà mọi người không thể hình dung ra nếu chỉ nghe thuật ngữ này. Còn việc mang thai theo hình thức thương mại mà mọi người đang tìm kiếm ở nước ngoài như hiện nay, thì hình thức này trước đây đã được sử dụng tại Hoa Kỳ, người dân sẽ liên hệ với cơ quan trung gian để tìm một người mang thai hộ.

"Cha me ruột sau đó sẽ nhận đứa trẻ qua cơ quan trung gian ở nước sở tại và đưa đứa trẻ về Úc. Lý do chính của việc người ta hiện giờ lại tìm người mang thai hộ ở nước ngoài, là do việc thanh toán cho việc mang thai hộ như vậy đã bị cấm ở Úc.”
“Theo ước tính của chúng tôi hiện có ít nhất 400 trẻ đang trong quá trình mang thai cho người nước ngoài ở Campuchia, và rất nhiều đứa trẻ này là con của các cặp vợ chồng Úc." Sam Everingham, giám đốc tổ chức Families Through Surrogacy.
Việc mang thai hộ theo hình thức nhân đạo vẫn còn rất đắt đỏ ở Úc do chi phí pháp lý và chi phí y tế cho bên thứ ba, khiến cho nhiều người ra nước ngoài để tìm người mang thai hộ.

Sam Everingham, giám đốc của tổ chức phi chính phủ Families Through Surrogacy, nói rằng Hoa Kỳ và Canada là hai quốc gia có dịch vụ mang thai hộ tốt nhất, nhưng chi phí lên tới 200,000 Mỹ kim là lý do nhiều người Úc đã tìm đến các quốc gia khác, hầu hết là ở các nước đang phát triển.

Ông Everingham nói sẽ có nhiều người Úc bị ảnh hưởng sau lệnh cấm của Campuchia.                                                

“Theo ước tính của chúng tôi hiện có ít nhất 400 trẻ đang trong quá trình mang thai cho người nước ngoài ở Campuchia, và rất nhiều đứa trẻ này là con của các cặp vợ chồng Úc.

"Nhiều cặp vợ chồng đã trả rất nhiều tiền những vẫn không biết liệu người mang thai hộ đã có thai hay chưa, cho nên đây là thời điểm rất áp lực cho các công dân Úc. Việc mang thai hộ đã rất khó khăn ở trong nước, và họ cảm thấy bị buộc phải ra nước ngoài tìm kiếm.”

Đã có những quan ngại gia tăng về khả năng các bà mẹ mang thai hộ và trẻ em bị lợi dụng, phản hồi lại điều này, một Ủy ban thuộc Quốc hội liên bang hồi đầu năm nay đã đề xuất những dự luật mới áp dụng trên phạm vi quốc gia nhằm dung hòa luật mang thai hộ giữa các tiểu bang và vùng lãnh thổ.

Nhưng Tổng chưởng lý George Brandis vẫn chưa có phản hồi với đề xuất này.

Tại Úc, luật mang thai hộ chỉ được áp dụng khi người mẹ không có khả năng thụ thai do nguyên nhân về y khoa, hoặc người mẹ có khả năng thụ thai nhưng bị bất thường về gen, hoặc có khả năng sinh con do nguyên nhân về sức khỏe.


Share