Bầu cử Hội đồng địa phương Hong Kong, ứng viên Dân chủ thắng áp đảo

Supporters of pro-democracy candidate Angus Wong celebrate after he won in district council elections in Hong Kong,

Supporters of pro-democracy candidate Angus Wong celebrate after he won in district council elections in Hong Kong, early Monday, Nov. 25, 2019. Source: AP Photo/Vincent Yu

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Bầu cử hội đồng quận ở Hong Kong có kết quả vượt trội nghiêng về phía ủng hộ dân chủ so với phe thân Bắc Kinh. Đây được xem như là phép thử về ý kiến của người Hong Kong trong mối quan hệ với Đại Lục, với số lượng cử tri đi bầu cử vượt trội hơn hẳn so với kỳ bầu cử năm 2015 để bình chọn đại diện cho họ ở các hội đồng cấp quận là những người trong phong trào ủng hộ dân chủ.


Việc bầu cử hội đồng điạ phương ở Hong Kong đã đóng cửa với kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy một con số kỷ lục người Hong Kong đi bầu và bỏ phiếu cho các ứng viên là những người nổi bật trong các phong trào ủng hộ dân chủ ở Hong Kong.

Cuộc bầu cử thu hút số cử tri kỷ lục, với gần 2,94 triệu người đi bầu, chiếm 71,2% tổng số cử tri đăng ký, tăng gần 47% so với năm 2015.

Barnabas Fung từ Ủy ban bầu cử cho biết con số người đi bầu tăng cao gấp ba lần so với cuộc bầu cử năm 2015.

"Tính đến bốn giờ rưỡi hôm nay khoảng hơn 2,9 triệu cử tri đã bỏ phiếu. So với năm 2015, tỷ lệ cử tri của cả ngày là 1,46 triệu. Vì vậy, tôi yêu cầu mọi người hãy kiên nhẫn chờ đợi kết quả."

Ngày Chủ Nhật 24/11 là một ngày cuối tuần khá yên tĩnh có thể nói là hiếm hoi trong tình trạng bất ổn kéo dài từ hồi tháng Sáu tới nay.

Các ứng cử viên dân chủ trong thành phố có 7,4 triệu lần đầu tiên nắm chắc vị trí các hội đồng địa phương với hơn một nửa số ghế là của phe dân chủ trong hội đồng quận gồm 452 ghế, một chiến thắng áp đảo đối với phe đối lập được huy động và ủng hộ mạnh mẽ.

Kelvin Lam, ứng cử viên thay thế Joshua Wong người chínhq quyền Hong Kong quyền tước quyền ứng cử, đã đánh bại ủy viên hội đồng ủng hộ Bắc Kinh đương nhiệm là Judy Chan ở South Horizons West.

"Vâng, tôi nghĩ rằng người dân Hồng Kông đã nói rât rõ ràng theo cách của mình qua cuộc bầu cử. Đây không chỉ là một cuộc trưng cầu dân ý, mà nó còn gửi một tín hiệu rất mạnh mẽ đến chính phủ, tới chính quyền ở Hồng Kông và Bắc Kinh rằng người Hồng Kông, đặc biệt là các khu vực trung lưu, như South Horizons, thực sự, đó là xương sống của xã hội Hồng Kông."

Anh nói rằng người Hồng Kông có thể bắt đầu từ đây để phát triển lên dựa trên kết quả này.

"Họ, cử tri đã không hài lòng với cách chính phủ hành xử đối với các cuộc biểu tình, đặc biệt là trong năm tháng vừa qua. Và trên hết là sự tàn bạo của cảnh sát, thực sự là vậy. Và tôi nghĩ rằng người dân Hồng Kông nên tận dụng kết quả này, và yêu cầu đòi hỏi quyền dân chủ hơn nữa trong tương lai."

Regina Ip là một ứng viên phía ủng hộ dân chủ, cẩn thận hơn khi nói rằng kết quả là kết quả đừng nhìn như một thông điệp ngầm gì khác.

"Tôi không nghĩ sẽ thích hợp khi xem cuộc bầu cử này như một cuộc trưng cầu dân ý, bởi vì không có chủ đề cụ thể nào được đưa ra để cử tri bỏ phiếu. Những gì chúng ta đã thấy hoàn toàn chính trị hóa một tập hợp các cuộc bầu cử địa phương."

Các ứng cử viên đang tranh cử cho các vị trí trong 18 hội đồng quận và kết quả đã mang một ý nghĩa mới trong bối cảnh phong trào chống chính phủ đang mở rộng.

Các ủy viên hội đồng quận của Hồng Kông chủ yếu giải quyết các vấn đề địa phương như các tuyến xe buýt và thu gom rác, nhưng họ cũng có một số ý kiến trong việc lựa chọn Đặc khu trưởng thành phố.

Ứng cử viên Leung Kwok-hung bị thất cử với một tỷ lệ thua phiếu chỉ với sự chênh lệch nhỏ, cũng lên tiếng kêu gọi bà Carrie Lâm Đặc Khu Trưởng Hong Kong từ chức.

"Bà ấy nói rằng bà ấy đại diện cho phần lớn người dân Hồng Kông. Nhưng kết quả của cuộc bầu cử cho thấy một cách khác. Nếu tôi là Carrie Lam, tôi nên chuẩn bị cho bài phát biểu về việc từ chức của mình."

Những cuộc biểu tình ở Hong Kong bắt nguồn từ sự tức giận đối với những gì mà người biểu tình cho rằng có sự can thiệp của Trung Quốc vào các quyền tự do ở Kong Kong.

Họ tức giận vì chính quyền Bắc Kinh đã vi phạm cam kết như đã hứa với Anh khi nhận lại thuộc địa cũ của Anh về cho Trung Quốc vào năm 1997.

Những người xuống đường ở Kong Kong nói rằng họ cũng đang phản ứng với sự tàn bạo của cảnh sát.

Trung Quốc phủ nhận việc can thiệp và nói rằng họ cam kết tuân thủ quy tắc "một quốc gia, hai hệ thống" cho phép quyền tự trị ở Hồng Kông.

Cảnh sát nói rằng họ đã thể hiện sự kiềm chế khi đối mặt với các cuộc tấn công có thể có khả năng trở nên nguy hiểm.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share