Biến đổi khí hậu không có chỗ cho khai thác mỏ than

The proposed deep coal mine site in Cumbria

The proposed deep coal mine site in Cumbria Source: Supplied

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP26 sẽ diễn ra hai tuần ở Glasgow với sự tham dự của các nhà lãnh đạo thế giới, và Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ chủ động đề ra các mục tiêu khó khăn hơn thúc đẩy các quốc gia cùng hưởng ứng. Thế nhưng cùng lúc đó thì ở thị trấn Whitehaven của Anh chỉ cách Glasgow vài giờ lái xe về phía nam một kế hoạch xây dựng một mỏ than sâu mới - sau 30 năm đóng cửa các hầm mỏ, đang được xem xét.


Trong suốt cả một thời gian dài, vùng Cumbria ở Tây Bắc nước Anh là xứ sở của than đá.

Quá khứ khai thác hầm mỏ hiện diện ở khắp mọi nơi trong vùng.

Đây đó, các thiết bị han gỉ nằm phơi mưa nắng, thậm chí trên đất còn những mảnh than nhỏ nằm rải rác dọc theo con đường đi bộ ven biển.

“Nó bắt đầu từ thế kỷ 12 khi các tu sĩ thời đó khai thác than ở Whitehaven. Đó là một lịch sử rất lâu đời.”

 Dave Cradduck hiện đã nghỉ hưu, nhưng đã dành nhiều năm làm việc trong hầm mỏ sâu dưới lòng đất:

“Tôi biết tất cả mọi người dưới lòng đất và họ biết tôi và mọi người thường quan tâm đến nhau, đó là đặc điểm của tất cả những ai trong ngành khai thác mỏ.” 

Và ngành này có thể sớm được khởi động trở lại tại đây.

Đã có một kế hoạch để xây dựng một khu mỏ mới trên một địa điểm sản xuất hóa chất trước đây ở ngoại ô Whitehaven, một thị trấn nhỏ ven biển nhìn ra Irish Sea Biển Ireland.

Các nhà khai thác muốn khai thác than cốc, không phải để sử dụng trong các nhà máy điện, mà để dùng công nghiệp luyện thép.

John Greasley điều hành một nhóm cộng đồng ủng hộ mỏ.

“Chúng ta cần có than luyện cốc để sản xuất thép, để làm ra những cái turbines (tuabin) gió, để tạo ra hydro xanh, khăng khăng loại bỏ các loại than ngay cả than cốc thì tôi nghĩ là nó đã bị gán cho những thứ xấu xa một cách không cần thiết. Chúng tôi đã bị cho là những kẻ chống lại môi trường, chúng tôi rất quan tâm đến khí hậu, cũng như mọi người. Than này sẽ không phải là than khai thác thêm mà nó sẽ thay thế than từ các quốc gia khác.”

Tuy nhiên, vẫn có những câu hỏi đặt ra là ngành công nghiệp thép sẽ cần than cốc trong bao lâu nữa, khi tự thân ngành này đang xem xét các phương pháp sản xuất mới, phù hợp với môi trường hơn.

Các nhà vận động môi trường đang chống lại dự án, tuyên bố rằng nó sẽ tạo ra 9 triệu tấn carbon dioxide mỗi năm.

Marianne Birkby sống ở một thị trấn gần đó và nghĩ rằng khu vực này đã chứng kiến việc khai thác than đá kết thúc rồi chứ không phải làm cho sống dậy lần nữa.

“Kiểu như là" chúng ta hãy làm điều này vì nó là than cốc và nó là hoài cổ ". Hoàn toàn không nên. Thời kỳ này đã chấm dứt, khóa sổ. Giờ là lúc chúng ta tiến về phía trước.”

Công ty đứng sau dự án này - được hỗ trợ bởi một công ty đầu tư mạo hiểm của Úc - không muốn bình luận với truyền hình.

Nhóm này tuyên bố mỏ than này sẽ là mỏ than ngầm đầu tiên có- mức thải khí carbon "net zero". Tuy nhiên như cô Birkby nói, đó là mức net zero tồi nhất vì nó chủ yếu là nhờ vào những nơi khác đã làm giúp phần việc carbon offsetting tức trong khi ai đó tiếp tục thả khí thải thì phần còn lại nỗ lực sử dụng nhiên liệu xanh, những vật chất và hoạt động thân thiện môi trường để bù dắp vào lại phần carbon đi vào không khí.

Theo Cô Birkby điều đó là không thể.

“Họ đã nói rằng đây sẽ là một mỏ than trung tính cacbon. Nghe không khác gì tin rằng có một con kỳ lân bay ngang sau qua lưng chúng ta ở đây. Nó nghe rất là bực bội.”

Tuy nhiên, mỏ được hỗ trợ đáng kể từ địa phương, vì những hứa hẹn kinh tế được đưa ra.

John Greasley giải thích.

“Mỏ này và chuỗi cung ứng của nó sẽ mang lại 2000 việc làm. Không có 2000 việc làm trong thời đại ngày nay sẽ là một đòn vấn đề rất đáng kể.”

Một cuộc điều tra công khai về mỏ được đề xuất vừa kết thúc, nhưng thanh tra quy hoạch giám sát nó sẽ không gửi đề xuất của mình cho chính phủ Anh cho đến cuối tháng 12 hoặc đầu tháng 1, sau hội nghị thượng đỉnh COP26.

Điều đó thuận tiện cho Thủ tướng Anh Boris Johnson ...bởi thảo luận hay đề cập về mỏ than mới này là điều mà ông ấy chắc chắn sẽ không hồ hởi để  đề cập đến tại COP trong khi ông yêu cầu các nước đang phát triển loại bỏ dần việc sử dụng điện than vào cuối năm 2040.

“Các quốc gia phải thực hiện cam kết lớn hơn để giảm lượng CO2 của họ, các đóng góp vào mục tiêu này mà các quốc gia xác định cần phải lớn hơn và chúng tôi đang làm việc đó.”

Các nhà bảo vệ môi trường nói rằng thực tế khu mỏ thậm chí còn bị coi là làm suy yếu vị trí của Thủ tướng.

Kate Blagojevic đến từ Greenpeace Vương quốc Anh.

“Trong tình hình là của mỏ than đang là một dấu chấm hỏi lơ lửng, và một dự án dầu mới đang được ủng hộ, tất cả những điều này là vô cùng đạo đức giả và chúng tôi biết các nhà lãnh đạo khác sẽ không hài lòng với điều này và sẽ đơn giản là phớt lờ lời khẩn khoản cầu của Chủ tịch COP về cắt giảm lượng khí thải của chính họ.”

Trong khi đang cố gắng nói với thế giới rằng thời gian không còn nhiều để ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu, Anh liệu có nhận được sự thì sự tin cậy về cắt giảm khí hậu của mình hay không thì đang là là câu hỏi khác đặt ra.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

 


Share