Biểu tình ở Yemen đánh dấu 2 năm nội chiến

Demonstration in the Yemeni capital Sanaa

Biểu tình ở thủ đô Sanaa Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Hàng trăm ngàn người đã xuống đường ở thủ đô Sanaa biểu tình chống sự can thiệp của liên minh quân sự do Ả Rập Saudi dẫn đầu, đánh dấu hai năm xảy ra cuộc nội chiến ở Yemen.


Hôm Chủ nhật 26 tháng Ba, rất đông người dân Yemen đã đổ về quảng trường chính ở thủ đô Sanaa, giương cờ cùng biểu ngữ và hô to những khẩu hiệu yêu cầu chấm dứt chiến tranh

Đã 2 năm trôi qua kể từ khi những cuộc không kích đầu tiên do liên minh quân sự dẫn đầu bởi nhà nước Ả Rập Saudi nhằm tiêu diệt quân nổi dậy Houthi ở Yemen, theo yêu cầu của Tổng thống Abdu Rabu Mansour Hadi.

Ông Essam Al Aabed, một chính trị gia thuộc nhóm Houthi, nói những người biểu tình chỉ muốn gửi một thông điệp về hòa bình.

“Người dân Yemen đang muốn gửi một thông điệp tới toàn thế giới, rằng mặc dù chiến tranh đã diễn ra 2 năm, người dân vẫn sống và vẫn chiến thắng, và họ gửi đi một thông điệp hòa bình.”
Kể từ khi xung đột xảy ra vào tháng Ba năm 2015, hơn 7,600 thường dân đã bị giết, ba triệu người phải di tản và khoảng 40,000 người bị thương.
Yemen hiện vẫn đang trong tình trạng bị chia cắt.

Nhóm quân nổi dậy nắm giữ thủ đô Sanaa và những pháo đài trọng yếu ở Biển đỏ, phía Chính phủ thì kiểm soát phần còn lại đất nước.

Binh lính Al-Qaeda vẫn chiếm thành trì ở một số khu vực nhỏ.

Đây là cuộc chiến diễn ra giữa một bên là nhóm quân nổi dậy Houthi và một bên là Chính phủ. Nhóm quân nổi dậy Houthi ủng hộ cựu Tổng thống Ali Abdulla Saleh, người đã phải nhường quyền Tổng thống lại cho ông Hadi sau cuộc nổi dậy của ông này vào năm 2011.

Cựu Tổng thống Saleh, rất hiếm khi xuất hiện trước công chúng kể từ khi từ nhiệm sau 30 năm cầm quyền, đã xuất hiện trong chốc lát ủng hộ những người biểu tình khi đám đông bắt đầu giải tán.

Kể từ khi xung đột xảy ra vào tháng Ba năm 2015, hơn 7,600 thường dân đã bị giết, ba triệu người phải di tản và khoảng 40,000 người bị thương.

Đất nước thì đứng trên bờ vực đói kém. Hai triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng cấp.

Gần 90% thực phẩm phải nhập từ ngoại quốc, nhưng do sân bay, cảng biển bị phá hủy và các biện pháp cấm đoán nhập khẩu do xung đột, rất ít hàng hóa được tới nơi.

Nội chiến là nguyên nhân cho sự khan hiếm điện, phương tiện giao thông và các phương tiện phục vụ nhu cầu tối thiểu khác. Mặc dù các tổ chức quốc tế như WHO, UNICEF đã tổ chức nhiều đợt cứu trợ quy mô lớn trị giá hàng trăm triệu đô la để giúp đỡ người dân tạm vượt qua những hậu quả của cuộc chiến.

Tuy nhiên các cuộc cứu trợ chỉ là giải quyết được bề nổi của vấn nạn tại đây.
“Khi xét tới những yếu tố địa chính trị và tình hình phức tạp do sự can thiệp của các lực lượng quốc tế và khu vực, đây sẽ có thể là một cuộc chiến lâu dài, chúng ta không dám trông mong nó sẽ kết thúc sớm," Ali Saleh Al-Khalaki.
Ông Alexandre Faite thuộc hội Hồng Thập tự Quốc tế cho hay, thực phẩm, ngũ cốc và nước là những thứ khan hiếm

“Chúng tôi muốn đem nguồn lương thực thiết yếu đến cho người dân ở đây, nhưng tình hình trở nên ngày càng khó khăn hơn.”

Sau hai năm xung đột, không bên nào giành được chiến thắng quyết định.

Đàm phán hòa bình của Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Kuwait và Muscat trong suốt 2 năm qua đã không đạt được thỏa thuận nào, các lệnh ngừng bắn thường xuyên bị vi phạm.

Theo nhà phân tích quân sự khu vực, Ali Saleh Al-Khalaki, cuộc chiến hiện vẫn đang rất ác liệt và sẽ không thể kết thúc nếu các bên tham gia không thực hiện đàm phán hòa bình.

“Khi xét tới những yếu tố địa chính trị và tình hình phức tạp do sự can thiệp của các lực lượng quốc tế và khu vực, đây sẽ có thể là một cuộc chiến lâu dài, chúng ta không dám trông mong nó sẽ kết thúc sớm.”

Nhóm Houthi và phe ủng hộ đã yêu cầu một thỏa thuận về một chính quyền mới bao gồm tất cả đảng phái điều hành đất nước cho đến khi có cuộc bầu cử, trong khi phe thân Chính phủ Hadi thì cho rằng Houthi phải trao trả vũ khí và rút khỏi những thành phố họ nắm giữ từ năm 2014.

Cuộc nội chiến với sự tham gia phức tạp của nhiều bên đã khó chấm dứt, Yemen hiện còn trở thành tâm điểm mới của khủng bố quốc tế. Vốn là căn cứ của Al-Qaeda trên bán đảo Arập (AQAP), bị Washington cho là nhánh nguy hiểm nhất của mạng lưới thánh chiến, đã lên tiếng nhận là từng tổ chức vụ khủng bố tòa soạn Charlie Hebdo ở Paris.


Share