Thế nào là quốc tịch lúc sinh ra và nước nào áp dụng?

A newborn baby

A newborn baby Source: Getty Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump một lần nữa lại gây nhiều tranh luận khi đề nghị rằng quốc tịch do sinh đẻ trên đất Mỹ nên bị chấm dứt.


Có nhiều quan ngại không chỉ về đề nghị của ông Trump nói riêng, mà cả về cách thức làm thế nào để thực hiện nữa.

Ông Donald Trump chưa bao giờ cảm thấy thẹn thùng hay e ngại, khi cần phải đề nghị một ý tưởng về chính sách nào đó ở nơi công cộng.

Hành động mới nhất của Tổng thống là vấn đề về di trú và quốc tịch.

Ông đề nghị chấm dứt quyền đương nhiên có quốc tịch Mỹ của các bé sơ sinh chào đời trên lãnh thổ Hoa kỳ, rồi những người không có quốc tịch và các di dân bất hợp pháp.

Chỉ vấn đề quốc tịch cho bé sơ sinh không thôi, cũng là chuyện gây tranh luận sôi nổi.

Thế nhưng trong một loạt chương trình phỏng vấn trên hệ thống truyền hình Mỹ HBO, ông nghĩ có thể chấm dứt quyền nói trên bằng cách ban hành một Nghị định của Tổng thống.

“Việc nầy luôn nhắc nhở tôi rằng, quí vị cần phải tu chính Hiến Pháp. Hãy đoán ra chuyện gì xảy ra, quí vị sẽ không làm như vậy".

"Thứ nhất quí vị không cần phải làm như vậy, mà chỉ cần một đạo luật của Quốc hội, thế nhưng nay họ nói rằng tôi có thể làm việc nầy với một Nghị Định của Hành pháp mà thôi”, Donald Trump.

Ông Trump cho biết, ông đã được khuyến cáo về vấn đề nầy và các luật sư tại Tòa Bạch Ốc đã xem xét ý kiến của ông.

Thế nhưng việc khẳng định của ông, là ông có thể chấm dứt loại quốc tịch do sinh đẻ, bằng một Nghị Định của Hành pháp, là không đúng.

Ý niệm của tình trạng đương nhiên có quốc tịch do sinh đẻ, với tiếng La Tinh là jus soli, trong Hiến Pháp Mỹ qui định ở tu chính án thứ 14, vốn đã có hiệu lực từ 150 năm qua.

Do được qui định trong Hiến Pháp, nên bất cứ tu chính án nào cũng phải xuất phát từ Quốc hội.

Bà Sarah Turberville là giám đốc của tổ chức có tên là Kế hoạch Hiến Pháp, là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington, nhằm bảo vệ quyền lợi công dân theo Hiến Pháp Mỹ.

Bà cho biết, hoàn toàn khác biệt với những gì đúng hay sai, của tình trạng đương nhiên có quốc tịch do sinh đẻ, với tiếng La Tinh là jus soli, việc khẳng định của ông Trump là ông nầy có thể bãi bỏ điều khoản trong Hiến Pháp, bằng một Nghị định của Hành pháp, là hoàn toàn trái ngược với căn bản của luật pháp Hoa kỳ.

“Nói thật, tôi nghĩ đó là một đề nghị khá mơ hồ, tôi nghĩ việc đó khá rõ ràng khi Hiến Pháp qui định về quốc tịch, của những người sinh tại Mỹ hay trở thành công dân trên đất Mỹ".

"Những gì Tổng thống không thể làm được, bằng cách dùng Nghị Định để tước bỏ những quyền đó, vốn đã được qui định trong Tu chính án thứ 14 cuả Hiến Pháp, ông ta không phải là một Hoàng Đế”, Sarah Turberville.

Bà Turberville nói rằng, điều gây khó khăn khi ông Trump nghĩ rằng, ông có thể thay đổi luật lệ trong lãnh vực nầy chỉ bằng một nghị định của hành pháp.

“Những gì tôi tìm thấy, có lẽ sẽ gây nhiều khó khăn về quyền của Hành pháp, khi Tổng thống tin rằng ông ta chỉ việc dùng một thông cáo để thay đổi một tiền lệ đã có 150 năm qua, nó sẽ thay đổi ý định của những nhà lập quốc khi sửa đổi ý nghĩa của Tu Chính Án thứ 14, vốn cần được bảo vệ”.
"Tổng thống Trump với chiến dịch tranh cử từ năm 2016, đã kêu gọi Quốc hội nên có hành động, nhằm chận đứng làn sóng di dân bất hợp pháp”, Mike Pence.
Trong cuộc phỏng vấn trên hệ thống HBO, ông Trump tiếp tục chỉ trích luật lệ mà tiếng La Tinh là jus soli, khi nói rằng Hoa kỳ là quốc gia duy nhất trên thế giới có luật lệ như vậy.

“Quả thật là buồn cười, chúng ta là quốc gia duy nhất trên thế giới, khi có người đến đây sinh một đứa bé và đứa bé nầy sẽ là công dân của Mỹ trong 85 năm, với đủ mọi quyền lợi. Thật là buồn cười và chuyện nầy cần chấm dứt”.

Tuy nhiên trong một nghiên cứu vào năm 2010 của một nhóm tại Mỹ thuộc Trung tâm Nghiên cứu về Di Dân, vốn hỗ trợ việc hạn chế di dân, cho biết có ít nhất 30 quốc gia trên thế giới hiện tôn trọng quyền của một người có quốc tịch do sinh đẻ.

Trong khi đó, một cuộc khảo sát thêm nữa của SBS News cho thấy, con số nói trên gần đến 40 nước, trong đó có nước láng diềng phía bắc của Mỹ là Canada và láng diềng phía nam là Mexico, tuy nhiên nước Úc không phải là một trong những quốc gia kể trên.

Tu chính án năm 1986 đối với Luật Quốc tịch Úc giới hạn quyền được quốc tịch do sinh đẻ.

Một số người có quốc tịch Úc do sinh đẻ, nếu có ít nhất một người cha hay mẹ là công dân Úc hay được cư trú vĩnh viễn, nếu không thì người nầy sinh ra tại Úc nhưng phải cư trú liên tục trong 10 năm sau đó, bất chấp tình trạng quốc tịch của cha hay mẹ người đó ra sao.

Một số quốc gia bãi bỏ luật thủ đắc quốc tịch do sinh đẻ và một trường hợp điển hình là Ấn độ.

Ấn độ bãi bỏ luật nầy vào năm 2004, một người sinh ra tại Ấn độ chỉ trở thành công dân Ấn, nếu có ít nhất một trong hai cha mẹ là người có quốc tịch Ấn.

Ấn độ đã hành động như trên nhằm đối phó với những quan ngại về việc di dân bất hợp pháp, từ nước láng diềng là Bangladesh.

Với cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ của Tổng thống vào tuần tới, dường như Tổng thống Trump tìm cách bắt mạch những tình cảm tương tự.

Những tình cảm như vậy không có gì là mới, do những bé sơ sinh của các di dân bất hợp pháp tìm cách sinh đẻ tại Mỹ được hưởng quốc tịch theo luật jus soli, đã là mối quan ngại từ lâu tại Mỹ.

Thế nhưng vụ di dân đi hàng đoàn di chuyển qua Mexico đã khiến các lo lắng nói trên lại càng nghiêm trọng hơn.

Phó Tổng thống Mike Pence nói rằng, ông Trump hiện cố gắng làm mọi chuyện trong lãnh vực nầy.

“Vâng, đầu tiên chúng ta nhìn nhận rằng đang có cuộc khủng hoảng tại biên giới phía nam, và trong khi đoàn di dân nầy hướng lên phía bắc, sẽ là những quan ngại cho hàng triệu người dân Mỹ".

"Tôi nghe rất nhiều từ mọi nơi, khi tôi đi khắp nơi trên đất nước chúng ta, sự thực là chúng ta có hơn 1 ngàn người tìm cách đến nước Mỹ một cách bất hợp pháp mỗi ngày".

"Và Tổng thống Trump với chiến dịch tranh cử từ năm 2016, đã kêu gọi Quốc hội nên có hành động, nhằm chận đứng làn sóng di dân bất hợp pháp”, Mike Pence.

Trận chiến di dân về mặt chính trị và có lẽ về mặt luật pháp tại Hoa kỳ, có lẽ sẽ tiếp tục trong một thời gian sắp tới.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share