Chính phủ "bật đèn xanh" cho Visa đặc biệt: Lao động ngoại quốc có trình độ song ngữ ngành chăm sóc cao niên

Greek aged care worker Jenny with a Fronditha care resident

Aged care facilities uses temporary skilled workers to hire more bilingual staff. Source: SBS News

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Chính phủ đã cấp thị thực đặc biệt cho người lao động trong các ngành như chăm sóc người cao niên, trong đó nhu cầu đối với lao động nói được nhiều ngôn ngữ ngày càng cao.


Những lời chào hỏi thân thiện bằng chính ngôn ngữ của các bậc cao niên ở Trung tâm chăm sóc cao niên có lẽ là những ấn tượng đẹp ban đầu với mọi người.

Với nhân viên ở Trung tâm Chăm sóc Cao niên Fronditha tại Melbourne, việc nói tiếng Hy Lạp là yêu cầu vô cùng cần thiết để cải thiện đời sống của các vị cao niên trong trung tâm.

Jenny 23 tuổi là một nhân viên chăm sóc cao niên đã nhận thấy cả một sự khác biệt rất lớn trong mối quan hệ của các bác cao niên với nhân viên chăm sóc vốn có thể nói tiếng mẹ đẻ của họ, nếu so với các nhân viên không nói được ngôn ngữ của các bác.

"Không đời nào họ để cho bạn thực sự giúp họ nếu là nhân viên không nói được tiếng Hy Lạp. Nhưng khi chúng tôi đến đó và nói được ngôn ngữ của họ, thì họ bình tĩnh lại. Họ giao tiếp tốt hơn nhiều và chúng tôi mới hỏi họ "Bạn có thể làm điều này điều kia cho tôi được không? Từ đó họ thực sự gần gũi và hợp tác với chúng tôi, và kết quả thật tuyệt vời. Họ cảm thấy như đang ở nhà và chúng tôi thực sự có thể đáp ứng được nhu cầu của họ."

Trung tâm Chăm sóc Cao niên Fronditha là nơi cư ngụ của hàng chục người cao niên di dân Hy Lạp, họ trở lại nói tiếng mẹ đẻ khi đến tuổi cao niên và cũng không ít người chưa bao giờ học tiếng Anh ngay từ đầu.

Giám đốc điều hành Trung tâm là George Lekakis nói rằng những nhân viên chăm sóc người cao niên nói được song ngữ rất quan trọng đối với đời sống người cao tuổi ở các cộng đồng đa văn hóa trên khắp nước Úc.

"Khả năng về văn hóa và ngôn ngữ của nhân viên mới của chúng tôi giúp họ có thể liên hệ với các khách hàng của chúng tôi. Họ cũng giúp trao đổi thông tin cho các đồng nghiệp khác vốn không nói tiếng Hy Lạp. Vì vậy, trong khi chúng tôi cung cấp các khóa học tiếng Hy Lạp cho nhân viên, chúng tôi cũng bổ sung lực lượng lao động của mình bằng các nhân viên mới có thể nói được ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh."

Chính phủ Liên bang đã công nhận nhu cầu đó, cơ quan hữu trách cung cấp cho Fronditha Care thêm 60 visa đặc biệt để có thể sử dụng được nhiều nhân viên song ngữ hơn.

Bộ trưởng Quốc tịch và Đa văn hóa Alan Tudge nói rằng trung tâm đã tuân thủ những thủ tục được đề ra mà trước tiên là quảng cáo tuyển dụng tại địa phương trước.

"Những thỏa thuận đặc biệt mà chúng tôi tham gia cho phép chúng tôi thiết lập những giải pháp thị thực rất cụ thể cho các doanh nghiệp, nhưng về căn bản thì vẫn không thay đổi. Thứ nhất, đó là quyền lợi người dân Úc là ưu tiên trước nhất vì vậy công ty phải chứng minh được rằng không có sẵn lao động Úc cho nhu cầu sử dụng lao động. Thứ hai, họ vẫn cần phải đáp ứng các tiêu chí được đưa ra trong thỏa thuận."

Thực tế, trong khi rất nhiều công việc mà Úc cần người lao động lại không nằm trong danh sách các nghề nghiệp đủ điều kiện cho thị thực có tay nghề tại Úc, nay thì hơn 300 thỏa thuận về thị thực đặc biệt đã được phê chuẩn.

Ông Alan Tudge nói rằng Chính phủ đang tìm cách thực hiện các thủ tục visa khác, dựa trên nhu cầu của các doanh nghiệp và các ngành khác nhau, cũng như các địa phương cụ thể của đất nước.

"Hiện nay, chúng tôi đang làm việc với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở hai khu vực là Bắc Queensland và Goldfields ở Tây Úc. Cả hai khu vực này đều có những hoàn cảnh rất đặc biệt. Ở Bắc Queensland, họ đã có một kỹ nghệ du lịch thịnh vượng và họ có nhu cầu tuuyển hướng dẫn viên lặn biển nói tiếng Trung Quốc. Trong khi ở Goldfields, họ vẫn còn đang thiếu thợ khoan, rồi thiếu người có thể làm việc ở một số trang trại gần đó."

Ông Tudge nói, trong hầu hết các trường hợp, người có được cấp thị thực theo các thỏa thuận đặc biệt cũng sẽ được sắp xếp lộ trình đến thường trú nhân.

Được biết, từ ngày 1 tháng 7 năm 2018, nhiều đề xuất của chính phủ được áp dụng đã ảnh hưởng sâu sắc đến cộng đồng người di dân tại Úc. Những thay đổi này bao gồm một loạt những cải cách về các loại thị thực lao động tay nghề.

Bộ Nội Vụ tuyên bố rằng các biện pháp này hướng đến các chương trình di trú co tay nghề cao, bảo đảm họ đáp ứng tốt hơn các nhu cầu kỹ năng của Úc.

Có một số loại thị thực lao động tay nghề yêu cầu người nộp đơn tích một số điểm tối thiểu để đủ điều kiện cho việc di dân lâu dài.

Chính phủ đã thông báo rằng từ ngày 1 tháng 7 năm 2018, ngưỡng điểm hiện nay sẽ tăng từ 60 lên 65 đối với các loại thị thực được tài trợ - độc lập, được đề cử và thị thực vùng tỉnh.

Bên cạnh đó, một số thị thực Úc sẽ phải tăng mức phí kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2018.

Chính phủ hy vọng sẽ thu về 410 triệu đô la trong giai đoạn 4 năm từ năm 2017 đến năm 2021.

Đối với lao động đi theo diện thị thực có tay nghề lâu dài (186,187) thì phải đóng một khoản phí là $3,000.

Danh sách các công việc dành cho diện lao động tay nghề của Úc đang được xem xét và các thay đổi sẽ được thực hiện trong tháng 7.

Một số nghề nghiệp đã được đánh dấu để loại khỏi danh sách và một số sẽ được di chuyển giữa các danh sách.

Vào tháng 7 đã có đến 17 ngành nghề đã được đánh dấu để xoá khỏi danh sách, và 6 ngành nghề khác (bao gồm cả nha sĩ và kế toán quản lý) sẽ bị chuyển sang danh sách khác.


Share