Ngân sách 2019-20: Các cộng đồng sắc tộc bất mãn vì bị lãng quên

Australia is one of the world's most multicultural countries.

Australia is one of the world's most multicultural countries. Source: FECCA

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Với chủ đề "một nền kinh tế mạnh mẽ hơn và một tương lai an toàn", ngân sách năm nay được dự kiến sẽ mang lại thặng dư lần đầu tiên cho Úc trong 12 năm qua. Thế nhưng, một số cộng đồng cho biết số tiền thặng dư dự kiến chỉ hơn 7 tỷ Úc kim nên được sử dụng để tài trợ cho các dịch vụ quan trọng khác.


Bản ngân sách 2019-20 cho thấy hàng tỷ đô la sẽ được đầu tư vào hạ tầng cơ sở, cắt giảm thuế thu nhập cá nhân và tặng tiền mặt cho những người về hưu để trả tiền điện.

Công bố bản ngân sách đầu tiên với tư cách là Tổng trưởng Ngân khố, ông Josh Frydenberg đã dự báo sẽ mang về thặng dư 7,1 tỷ đô la cho nền kinh tế Úc, lần đầu tiên sau 12 năm.

Thế nhưng một số thành phần trong xã hội cảm thấy như thể họ bị lãng quên. Hội đồng Các Cộng đồng Dân tộc Úc FECCA đã bị loại khỏi bản tài khóa năm nay.

Quyền chủ tịch FECCA, ông Mohammad Al-Khafaji nói rằng quyết định này nói lên rất nhiều về thái độ của chính phủ đối với các cộng đồng đa văn hóa. Ông Mohammad Al-Khafaji cho rằng rằng 77,9 triệu đô la được tiết kiệm bằng cách giúp cho người di dân, tiếp cận với các dịch vụ  trong 12 tháng sau khi họ mới đến Úc, nên được tái đầu tư vào lĩnh vực này.

“Chúng tôi muốn chính phủ tái đầu tư những khoản tiết kiệm đó bằng cách hỗ trợ những người tầm trú đang sống trong cộng đồng, hoặc giúp đỡ họ bằng cách giải quyết hồ sơ xin tị nạn và tăng lượng người tị nạn ở Úc”.

Đồng chủ tịch của tổ chức hỗ trợ cho Người Thổ dân Úc, National Congress of Australia's First Peoples, Jackie Huggins nói rằng có cả những mặt tích cực và chưa hiệu quả trong bản Ngân sách dành cho người thổ dân Úc.

Tiến sĩ Huggins nói rằng bà hoan nghênh việc tài trợ cho các công trình nghiên cứu sức khỏe người thổ dân, phòng chống bạo hành gia đình và vấn nạn tự tử.

Thế nhưng tiến sĩ Huggins chia sẻ bà lo ngại 129 triệu đô la sẽ được dùng để mở rộng thẻ phúc lợi không dùng tiền mặt cho tất cả khu vực Lãnh thổ phía Bắc và cho các cộng đồng Cape York ở Queensland.

"Quốc hội luôn khẳng định rằng đây là việc sẽ thay đổi liên tục, khiến các cộng đồng và cá nhân thấy hữu ích, thế nhưng không phải toàn bộ cộng đồng và các cá nhân đều đồng ý bị trừng phạt vì hành động của số ít người, lợi dụng tiền trợ cấp của chính phủ”.

Meg Clement-Couzner, viên chức cấp cao về chính sách cho người khuyết tật Úc, nói rằng bà hạnh phúc khi nửa tỷ đô la đang được phân bổ cho Ủy ban Hoàng gia để điều tra tình trạng ngược đãi những người khuyết tật, sau nhiều năm vận động.

Nhưng bà nhấn mạnh Chương trình Bảo hiểm Khuyết tật Quốc gia NDIS vẫn là một lo ngại.

"Có gần bốn tỷ đô la cho NDIS và  như chúng ta đã biết, mọi người đang khó khăn để truy cập trợ cấp cho người khuyết tật NDIS. Khi họ xin hỗ trợ, họ sẽ bị kẹt trong các bài kiểm tra, đánh giá, hoặc chẳng nhận được những gì họ cần trong kế hoạch của mình."

Cassandra Goldie là giám đốc điều hành của Hội đồng Dịch vụ Xã hội Úc ACOSS.
"Trong vòng 5 năm qua, có gần một triệu việc làm được tạo ra. Nhưng đồng thời, tình trạng thất nghiệp ở những người trẻ tăng lên trong cùng một thời điểm. Vì vậy khi chúng tôi nghe chính phủ nói về việc làm, chúng tôi thấy không cần thiết, điều đáng quan tâm là sự bình đẳng trong cơ hội việc cho những người trẻ tuổi." Jacqui McKenzie
Cô hoan nghênh tài trợ cho Ủy ban Hoàng gia về vấn đề khuyết tật, nhưng nói rằng hầu hết các biện pháp được công bố trong Ngân sách cho thấy chính phủ đang quay lưng lại với những người cần sự giúp đỡ nhất.

Cô nói rằng việc cắt giảm thuế cá nhân là một ví dụ điển hình, vì chúng sẽ chỉ mang lại lợi ích thực sự cho những người có thu nhập cao.

Cô cho rằng những người có thu nhập 50.000 đô la sẽ chỉ kiếm được khoảng 23 đô la mỗi tuần từ việc cắt giảm thuế, những người hưu trí sẽ nhận được khoản thanh toán một lần là 75 đô la và những người có thu nhập rất thấp sẽ không được hưởng lợi gì cả.

Trong khi đó giám đốc trung tâm Quản lý chính sách hành động cho thanh thiếu t niên, Jacqui McKenzie nói rằng Ngân sách năm nay có nhiều vấn đề tiêu cực hơn tích cực đối với những người trẻ tuổi.

Bà McKenzie nói rằng việc tăng tài trợ 461 triệu đô la cho vấn đề sức khỏe tâm thần của thanh niên là một điều tích cực.

Nhưng bà cho rằng mặc dù Ngân sách dự báo  có thêm 1,25 triệu việc làm sẽ được tạo ra trong 5 năm tới, những người trẻ tuổi khó có thể hưởng lợi từ việc này.

"Trong vòng 5 năm qua, có gần một triệu việc làm được tạo ra. Nhưng đồng thời, tình trạng thất nghiệp ở những người trẻ tăng lên trong cùng một thời điểm. Vì vậy khi chúng tôi nghe chính phủ nói về việc làm, chúng tôi thấy không cần thiết, điều đáng quan tâm là sự bình đẳng trong cơ hội việc  cho những người trẻ tuổi."

Share