Các bệnh viện tại Anh vất vả trong việc đối phó với mức lây nhiễm coronavirus gia tăng

Britain's NHS is under pressure after a sharp increase in hospital admissions

Britain's NHS is under pressure after a sharp increase in hospital admissions Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Người dân Palestine sẽ được chủng ngừa vắc xin chống COVID-19 khi cả thế giới vội vã trong việc phân phối thuốc chủng. Trong khi đó, bệnh viện tại một số quốc gia hiện tràn ngập với con số người nhiễm bệnh kể từ khi đại dịch bắt đầu.


Một viên chức y tế Palestine cho biết, đợt vắc xin chống COVID-19 đầu tiên, sẽ được phân phối tại Vùng Tây Ngạn và dải Gaza, vào ba tháng đầu năm 2021.

Ông Yasser Buzieah, Tổng Giám Đốc Y tế Công Cộng thuộc Bộ Y Tế Palestine nói rằng, nhà cầm quyền Palestine sẽ nhận được vắc xin đầu tiên từ chương trình COVAX, vốn kết hợp giữa Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO và các cơ quan nhân đạo.

“Palestine sẽ nhận được vắc xin vào quí đầu tiên của năm 2021".

'Việc nầy dựa trên khá nhiều thông điệp giữa Bộ Y Tế Palestine và quỹ quốc tế Covax, vốn được thiết lập do các tổ chức WHO, UNICEF và Gavi, một Liên Minh về Vắc xin".

"Chúng tôi nhận được một lá thư chính thức nói rằng, Palestine là một thành viên của Covax và việc cung cấp vắc xin sẽ bắt đầu trong quí thứ nhất của năm 2021”, Yasser Buzieah.

Được biết mục tiêu của COVAX là cung cấp vắc xin miễn phí cho 20 phần trăm dân số các nước nghèo, nhiều nước bị đại dịch coronavirus ảnh hưởng nặng nề.

Nhà cầm quyền Palestine vốn điều hành các khu vực thuộc vùng Tây Ngạn, theo đúng hòa ước tạm thời ký kết vào năm 1990, hiện thảo luận với Pfizer và Moderna cũng như AstraZeneca và nhà chế tạo vắc xin của Nga vốn chưa được thử nghiệm rộng rãi.

Còn Israel tự hào với chương trình chủng ngừa sớm nhất và thành công nhất trên thế giới, với khoảng 2 triệu liều thuốc chủng đã được chích ngừa, kể từ cuối tháng 12 vừa qua.

Chiến dịch nầy bao gồm cả cộng đồng Ả Rập tại Israel và người Palestine sống ở đông bộ Jerusalem.

Trong khi đó, Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO nêu lên quan ngại, về việc phân phối không đồng đều vắc xin coronavirus tại Israel, trong khi Israel chủng ngừa cho hơn 20 phần trăm dân số thì tại lãnh thổ Palestine, người dân chẳng nhận được chủng ngừa chi cả.

Tiến sĩ Gerald Rockenschaub, người đứng đầu văn phòng WHO tại lãnh thổ Palestine nói rằng, các cuộc thảo luận hiện tiếp tục với Israel trong việc chuyển giao vắc xin cho người Palestine.

“Chúng tôi có thảo luận với Israel theo một số cấp bậc, từ lãnh đạo cao cấp của tổ chức chúng tôi, nhằm tìm các chọn lựa theo đó liệu Israel có thể xem xét việc phân phối vắc xin hay không".

"Mục tiêu tiên khởi của nhóm cũng giống như các quốc gia khác về phía Palestine, rõ ràng là các nhân viên y tế ở tuyến đầu sẽ được chủng ngừa trước tiên”, Gerald Rockenschaub.

Thái độ do dự của nhà cầm quyền Palestine trong việc công khai yêu cầu Israel giúp đỡ, có thể phản ảnh mối quan ngại về việc làm như vậy, có thể dẫn đến cáo buộc từ Israel và các nước khác, là nhà cầm quyền Palestine không thể cung cấp cho người dân nước mình và như vậy không sẵn sàng, cho tình trạng của một quốc gia.

Israel báo cáo có hơn 550 ngàn trường hợp nhiễm bệnh, trong đó có hơn 4 ngàn người chết.

Còn nhà cầm quyền Palestine cho biết, có hơn 104 ngàn ca nhiễm tại vùng Tây Ngạn, bao gồm 1200 người chết và dịch bệnh gia tăng cường độ trong những tuần lễ vừa qua.

Trong khi đó, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho rằng cáo buộc mới đây của Hoa Kỳ, liên quan đến một phòng thí nghiệm tại Vũ Hán ở Trung Quốc có liên quan đến COVID-19 là sai trái và là một thuyết âm mưu.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc là Hoa Xuân Oánh nói rằng, Mỹ nên chấm dứt trò đùa chính trị về việc truy tìm nguồn gốc coronavirus.

Yêu cầu của bà nầy để đáp ứng với thông tin của Bộ Ngoại Giao Mỹ, trong đó cho rằng trước khi xảy ra đại dịch, một số nhà nghiên cứu ngã bệnh tại Viện Vi Trùng Học ở Vũ Hán, khi họ làm việc trong các dự án bí mật của quân đội Trung Quốc.

Theo Ngoại Trưởng Mỹ Mike Pompeo, phía Hoa Kỳ có các tin tức mới về những hoạt động tại phòng thí nghiệm Vũ Hán, và cho rằng Trung Quốc đã cản trở các nỗ lực truy tìm nguồn gốc virus và tung ra các tin tức thất thiệt, qua việc phòng thí nghiệm Vũ Hán chế tạo và virus đã lọt ra ngoài, cũng như hợp tác bí mật với quân đội.

Bản thông tin cũng nhấn mạnh về việc điều tra nguồn gốc COVID-19, đòi hỏi việc tiếp cận hoàn toàn và không bị giới hạn.

Bà Hoa Xuân Oánh cho rằng, phúc trình của Mỹ đầy những sai lầm.

" Tuyên bố và thông tin mà quí vị đề cập chứa đầy các thuyết âm mưu và dối trá".

"Chúng không gây ngạc nhiên, vì một số chính trị gia Hoa Kỳ đã dò dẫm thông qua các phản ứng đại dịch của họ trong nước, trong khi làm vật tế thần và đổ lỗi cho quốc tế".

"Tờ thông tin không có dữ kiện nào mà chỉ là một mớ dối trá, cho thấy các chính trị gia này coi thường an toàn công cộng, đời sống người dân và khoa học, cũng như bị ám ảnh bởi các thuyết âm mưu và 'virus chính trị'.

"Đây chỉ có thể được hiểu là 'Cơn điên cuối cùng' của 'Người nói dối’ mà thôi”, Hoa Xuân Oánh.
'Chúng ta hiện tiêm chủng hơn gấp đôi mức độ của bất cứ quốc gia nào tại Âu Châu”, Matt Hancock.
Bà vạch ra rằng Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO và các khoa học gia thuộc nhiều quốc gia đều tin rằng, các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát của Trung Quốc, đã thay đổi cách thức virus lan truyền và tránh cho hàng trăm ngàn trường hợp xảy ra.

Bà tiếp tục cho biết, chính phủ Mỹ nhắm mắt làm ngơ trước mọi sự thực, mà bà cho biết rõ ràng cho thấy, làm thế nào một số chính trị gia Mỹ cảm thấy dễ chịu khi nói dối, nhằm tấn công và bôi lọ Trung Quốc.

Trong khi đó, hôm qua nước Pháp bắt đầu chiến dịch chủng ngừa cho người dân trên 75 tuổi chống lại coronavirus, trong lúc số tử vong vượt quá 70 ngàn người hồi cuối tuần qua.

Cũng có quan ngại ngày càng gia tăng cho rằng, việc đình hoãn phân phối vắc xin Pfizer-BioNTech, có thể gây trở ngại cho việc chủng ngừa tại Pháp.

Nhà cầm quyền Pháp đã bị chỉ trích, vì tiến độ chậm chạp trong việc tiêm chủng.

Các nhà cầm quyền tại địa phương cho biết, 10 ngàn liều thuốc tiên khởi sẽ được chủng mỗi tuần tại Paris và với mức độ như vậy trong vài tháng, để có thể chủng ngừa cho 175 ngàn người Pháp ở Paris.

Cơ quan Y tế tại Pháp báo cáo, có hơn nửa triệu người dự trù được chích mũi thứ nhất, cho đến ngày 14 tháng 2.

Tại Lebanon, các bệnh nhân COVID-19 đã phải chờ đợi trên vỉa hè bên ngoài bệnh viện ở Beirut, nơi các phòng cấp cứu đông nghẹt người và trong các phòng chăm sóc đặc biệt, không còn giường trống nữa.

Bên trong bệnh viện, các nhân viên y tế mệt mõi lần lượt ngã bệnh, các bác sĩ tại một bệnh viện yêu cầu không nêu tên nói rằng, có khoảng 40 phần trăm nhân viên y tế đều ngã bệnh, hay đang bị cách ly.

Ông Omar El-Masry thuộc Hội Hồng Thập Tự cho biết, các bệnh viện tràn ngập bệnh nhân.

"Hình ảnh đó luôn luôn ở trong trí tôi, khi các giường trong bệnh viện đã đầy ắp".

'Thực sự cảnh tượng nầy tự nó lên quá đủ, tôi không cần phải nói là nó quá hãi hùng, có nhiều nguy cơ".

'Thế nhưng chứng kiến sự kiện bệnh viện đầy ắp các bệnh nhân phải thở bằng máy hay trợ thở với dưỡng khí, nó luôn khiến lòng mình thực sự chùng xuống”, Omar El-Masry.

Trong khi đó, các quốc gia trên khắp thế giới đều cảm nhận sự căng thẳng, thế nhưng một số nước còn phải đương đầu với nhiều việc như cuộc khủng hoảng tại Lebanon, nơi đại dịch thuộc ưu tiên hàng đầu về sự sụp đổ tài chính và một vụ nổ lớn lao tại hải cảng hồi tháng 8, khiến cho hệ thống y tế bị kiệt quệ.

Quốc gia nầy chứng kiến sự lây nhiễm hàng ngày tăng vọt trong tuần qua, với mức độ cao nhất trong vùng, khi vượt quá 6 ngàn trường hợp lần đầu tiên vào ngày thứ sáu.

Tại Anh quốc, Bộ Trưởng Y Tế Anh Quốc Matt Hancock cho biết, con số bệnh nhân tại các bệnh viện Anh hiện ở mức cao nhất trong suốt thời gian đại dịch, với một bệnh nhân nhập viện mỗi 30 giây.

Ông cho biết có 37.535 trường hợp nhiễm bệnh mới, với 599 người chết.

Ông cũng cập nhật chương trình chủng ngừa tại Anh, khi cho biết đến nửa đêm chủ nhật vừa qua, đã có hơn 4 triệu người được chủng ngừa, trong đó hơn phân nửa là những người trên 80 tuổi.

“Chúng tôi đang đi đúng đường trong kế hoạch chủng ngừa vắc xin cho các nhóm dễ gặp nguy cơ nhất, vào trung tuần tháng 2".

'Các nhóm nầy chiếm 88 phần trăm số tử vong vì COVID-19".

'Tôi rất mừng khi phúc trình cho đến nửa đêm qua, chúng ta đã chủng ngừa được 4 triệu 625 ngàn người trên khắp Vương quốc Anh".

'Chúng ta hiện tiêm chủng hơn gấp đôi mức độ của bất cứ quốc gia nào tại Âu Châu”, Matt Hancock.

Trên toàn thế giới, có gần 95 triệu rưỡi người nhiễm bệnh với COVID-19 và hơn 2 triệu người chết.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share