Các ca nhiễm Covid hàng ngày tại Âu Châu đang ở mức kỷ lục với nhiều nước bước vào phong tỏa đợt hai

Lockdown in Athens

Lockdown in Athens Source: Getty

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Số ca nhiễm Covid-19 trên thế giới đã vượt qua mốc 50 triệu người, với tháng 10 là tháng có tỉ lệ lây nhiễm và tử vong cao nhất. Các nước Âu Châu đang trải qua đợt bùng phát thứ nhì với các ca nhiễm hàng ngày ở mức kỷ lục.


Hơn 50 triệu người trên thế giới đã nhiễm Covid-19, trên 1,2 triệu người chết kể từ khi đại dịch bùng phát tại Trung Quốc tháng 12 năm 2019.

Âu Châu ghi nhận 12,6 triệu ca nhiễm, hiện vẫn là khu vực bị nặng nhất. Giới lãnh đạo ở Anh, Pháp, Đức và một phần của Đan Mạch tái áp dụng lệnh phong tỏa.

Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết chính phủ đang lên kế hoạch chích ngừa cho toàn dân theo thứ tự ưu tiên.

"Nhiệm vụ trung tâm của chúng tôi là muốn chích ngừa cho toàn dân. Chúng ta biết rằng từ 60-70 phần trăm dân số miễn dịch do đã nhiễm bệnh hoặc được chính ngừa thì lúc đó virút ít nhiều đã bị đánh bại. Lúc đó chúng ta có thể nới lỏng mọi thứ, nhưng cho đến lúc đó chúng ta vẫn phải sống chung với virút với những giới hạn nhất định."

Trong bảy ngày qua, quốc gia Âu châu có số ca nhiễm cao nhất là Pháp với trên 381,000 ca trong tuần qua, kế đến là Ý, Anh, Ba Lan và Tây Ban Nha.

Bệnh viện tại Ý đang vất vả đối phó với số ca nhiễm trên 223,000 người trong tuần qua. Sộ ca nhiễm ở Milan là nhiều nhất, kế đến là Varese.

Trưởng khoa cấp cứu của bệnh viện Circolo Luca Cabrini ở Varese đang cầu cứu các bệnh viện gần đó.

"Chúng tôi đã yêu cầu khu vực hỗ trợ và bắt đầu lên danh sách các bệnh viện có giường trống để chuyển bệnh nhân đến. Một số bệnh nhân cần được chăm sóc đặc biệt, một số người không có triệu chứng vẫn phải vào bệnh viện vì họ không thể ở nhà, nhưng chúng tôi không có giường trống cho họ. Vì vậy chúng tôi đang nhờ vả các cơ sở y tế chung quanh giúp một tay."

Thành phố Athen vắng lặng sau khi Hy Lạp ban hành lệnh phong tỏa trên toàn quốc trong ba tuần. Đây là đợt phong tỏa thứ hai sau đợt đầu hồi tháng ba.

Chỉ cõ siêu thị, nhà thuốc tây, trường tiểu học, ẩm thực và dịch vụ giao thức ăn là được phép mở cửa.

Người ta ước tính kinh tế Hy Lạp sẽ sụt giảm 8,2 phần trăm trong năm nay. Người dân ở Athens như Romaios Zanis nói lệnh phong tỏa tác động đến tâm lý của họ.

"Tôi không nghĩ ngưng trệ kinh tế không phải là ý hay, đặc biệt trong lúc đã bị suy thoái rồi. Có thể chúng ta thoát chết nhưng sẽ bị tâm chấn. Chính phủ không thể đóng cửa hết mọi hàng quán, dân chúng sẽ xuống tinh thần kinh khủng."

Sau Âu Châu, khu vực bị nặng thứ nhì là Châu Mỹ La Tinh và vùng Caribê, với 11,6 triệu ca nhiễm và trên 400,000 ca tử vong, kế đến là Á Châu với 11 triệu ca nhiễm và gần 177,000 ca tử vong.

Tiếp đó là Mỹ và Canada với 10 triệu ca nhiễm và trên 237,000 ca tử vong. Sau đó là Trung Đông với 2,7 triệu ca nhiễm và 64,500 ca tử vong, Châu Phi với 1,9 triệu ca nhiễm và 44,800 ca tử vong.

Thấp nhất là khu vực Thái Bình Dương bao gồm Úc châu.

Trong mấy ngày qua Mỹ ghi nhận 100,000 ca nhiễm mỗi ngày, với tổng số ca nhiễm gần 10 triệu và 237,000 người chết, chiếm 1/5 tổng số tử vong trên toàn cầu.

Trong diễn văn chiến thắng Tổng thống đắc cử Joe Biden nói đối phó với đại dịch trọng tâm hàng đầu của tân chính phủ.

"Tôi sẽ bổ nhiệm một toán khoa học gia và chuyên gia hàng đầu để giúp lên kế hoạch Covdi của tân chính phủ Biden-Harris COVID và bắt đầu thực thi vào ngày 20 tháng 1 năm 2021. Kế hoạch đó sẽ hoàn toàn dựa trên khoa học, xuất phát từ sự cảm thông và quan tâm. Tôi sẽ không từ bỏ bất kỳ nỗ lực và quyết tâm nào để chặn đứng trận đại dịch này."

Tổ chức Y tế Thế giới nói con số ca nhiễm thực sự có thể còn cao hơn bởi nhiều nước chỉ xét nghiệm những ai có triệu chứng và những ca nhiễm nặng mà thôi.


Share