Các con số lây nhiễm coronavirus trên toàn cầu gia tăng trong khi dân chúng mệt mõi với cách biện pháp hạn chế

Israeli police arrest a demonstrator during a protest against Israeli Prime Minister Benjamin Netanyahu

Israeli police arrest a demonstrator during a protest against Israeli Prime Minister Benjamin Netanyahu Source: Getty Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Con số các trường hợp nhiễm coronavirus trên khắp thế giới đã gia tăng trở lại, với các con số kỷ lục mới mỗi ngày tại Anh, Pháp và Ấn Độ. Israel loan báo việc phong tỏa vài thành phố sau khi vượt quá 1 ngàn trường hợp tử vong hồi cuối tuần nầy, còn tại Ý và Croatia các cuộc biểu tình cho thấy dân chúng quá mõi mệt do tình trạng phong tỏa ngày càng gia tăng


Mặc dù COVID-19 tiếp tục gây gián đoạn cho các lễ hội văn hóa và tín ngưỡng trên khắp thế giới, thế nhưng một số người dân tại tiểu bang Nữu Ước ở Mỹ có thể vui hưởng một buổi hòa nhạc tự phát.

Việc giữ khoảng cách xã hội vẫn được tuân thủ và đeo khẩu trang, giàn hợp xướng Nữu Ước đã thực hiện những buổi trình diễn trên đường phố, với những hành động không báo trước tại các địa điểm khác nhau để đến được với các khán giả và cộng đồng mới.

Ca sĩ Anthony Roth Costanzo tìm cách trình bày một bản nhạc qua chiếc khẩu trang mang trên miệng.

Trong 3 tuần lễ, con số các ca nhiễm coronavirus tại Mỹ tiếp tục gia tăng.

Con số các tiểu bang chứng kiến sự gia tăng COVID-19 từ 3 là Hawaii, Illinois và Nam Dakota, nay lên đến 22 trong số 50 tiểu bang của nước Mỹ.

Trên toàn cầu, virus giết chết hơn 875 ngàn người và lây nhiễm hơn 26 triệu người khác, cũng như gây tác hại khủng khiếp cho nền kinh tế toàn cầu.

Hoa Kỳ vẫn là nước có nhiều ca nhiễm nhất trên thế giới, với hơn 6,3 triệu trường hợp.

Thế nhưng mức độ lây nhiễm tại Ấn Độ gia tăng nhanh chóng, nay sẽ vượt quá Brazil để trở thành quốc gia có mức lây nhiễm cao thứ hai trên thế giới.

Con số lây nhiễm ghi nhận hàng ngày là hơn 90 ngàn trường hợp hôm thứ bảy, khiến nước nầy có hơn 4 triệu trường hợp coronavirus.

Với nền kinh tế Ấn Độ co lại mức kỷ lục là 23,9 phần trăm trong quí từ tháng 4 cho đến tháng 6, khiến cho hàng triệu người thất nghiệp, chính phủ hiện tiếp tục giảm bớt các hạn chế, chỉ trừ tại các khu vực nguy hiểm cao độ.

Sandeep Nayar tại bệnh viện Đặc biệt Tân Đề Li cho rằng, đó có thể là một sai lầm.

“Chẳng có gì hãnh diện khi chúng ta đứng hàng thứ hai trên thế giới, tôi nghĩ đó là những gì chúng ta phải lo lắng về chuyện đó".

"Chúng ta không có các biện pháp phòng ngừa, chúng ta không duy trì biện pháp giãn cách xã hội và không tuân theo các chỉ thị của chính phủ, đó không phải là chuyện tốt”, Sandeep Nayar.

Còn Anh quốc ghi nhận gần 3 ngàn trường hợp lây nhiễm mới trong 24 giờ qua, con số cao nhất kể từ tháng 5.

Với có thêm 2 cái chết, nước Anh có con số tử vong cao nhất Âu Châu với hơn 41,500 người chết.

Bộ Trưởng Y tế là ông Matt Hancock nói rằng, gia tăng việc thử nghiệm khiến số ca nhiễm tăng lên, thế nhưng việc giới trẻ nhiễm bệnh tăng cao khiến gây nhiều quan ngại.

“Chúng ta thấy tại các quốc gia khác trên thế giới và tại Âu Châu, đó là sự gia tăng các trường hợp trong số những người trẻ, dẫn đến sự gia tăng trong dân số nói chung".

"Đây là chuyện hết sức quan trọng, khi họ lây lan cho các bậc ông bà cha mẹ và dẫn đến mọi thứ khó khăn, mà từng thấy hồi đầu năm nay”, Matt Hancock.
“Chúng tôi không đến đây để bác bỏ chuyện COVID-19 quá rõ ràng, thế nhưng việc đối phó với sự kiện nầy đối với chúng tôi, là một hành động xâm lấn quyền tự do một cách thô bạo với đa số người dân”, Sara De Ceglia.
Còn nước Pháp nới rộng các con số những điểm nóng lên đến 28, sau khi quốc gia nầy ghi nhận gần 25 ngàn trường hợp trong 3 ngày, bao gồm con số cao nhất vào thứ sáu là 9 ngàn trường hợp, kể từ tháng 3.

Cư dân tại Paris và vài vùng phụ cận được yêu cầu mang khẩu trang tại những nơi công cộng, trong nhà lẫn ngoài trời, bao gồm trẻ em trên 11 tuổi khi tựu trường vào tuần nầy.

Trong khi đó, các cuộc phản đối chống lại những biện pháp phong tỏa diễn ra tại một số nơi trên thế giới, bao gồm Israel, Croatia và Ý.

Con số lây nhiễm gia tăng tại Israel nay vượt quá 1 ngàn trường hợp, khiến chính phủ phải phong tỏa một vài thành phố để ngăn chận virút và ban hành lệnh giới nghiêm tại 40 thành phố và thị trấn có mức lây nhiễm cao nhất.

Còn người dân Israel cũng tham gia các cuộc biểu tình trong vài tháng qua nhằm chống lại việc đối phó của ông Benjamin Netanyahu với cuộc khủng hoảng y tế và nền kinh tế đi xuống.

Một người biểu tình là Shlomit Cohen cho biết, bà tiếp tục biểu tình bên ngoài tư dinh của ông Netanyahu cho đến khi ông nầy từ chức.

“Tôi đến đây để đòi hỏi ông Bibi Netanyahu phải biến đi, chúng tôi quá mõi mệt và như vậy là quá đủ rồi, chúng tôi không cần ông ta nữa”, Shlomit Cohen.

Tại Croatia, hàng trăm người nhảy múa trên đường phố cuả thủ đô Zagreb, mang theo các biểu ngữ như ‘Cuộc sống tự do là quyền của chúng tôi’ và ‘Hãy tắt TV và mở rộng đầu óc của bạn’.

Croatia ghi nhận con số lây nhiễm cao vài lần trong tuần qua, với hơn 300 trường hợp chỉ trong 3 ngày qua.

Vào thứ sáu, Croatia ghi nhận có khoảng 11 ngàn trường hợp lây nhiễm coronavirus và 195 người chết.

Các cuộc biểu tình diễn ra tại Rome, thủ đô của Ý, cho biết họ quá chán ngấy.

Sara De Ceglia cho biết nhiều người nổi giận.

“Chúng tôi không đến đây để bác bỏ chuyện COVID-19 quá rõ ràng, thế nhưng việc đối phó với sự kiện nầy đối với chúng tôi, là một hành động xâm lấn quyền tự do một cách thô bạo với đa số người dân”, Sara De Ceglia.

Trong khi đó, Alberto Zangrillo là vị bác sĩ riêng của vị cựu Thủ Tướng Silvio Berlusconi cho biết, tình trạng của ông nầy 83 tuổi hiện ổn định, sau khi được chữa trị tại bệnh viện.

Ông nầy bị thử nghiệm dương tính với coronavirus sau khi nghỉ hè trở về tại biệt thự sang trọng ở bờ biển Emerald trên đảo Sardinia.

Trong khi đó, một cuộc thăm dò tại Hy Lạp cho thấy sự chống đối gia tăng về vắc xin chống lại virus.

Gần phân nửa trong số 1 ngàn người được hỏi nói rằng, họ muốn từ chối việc tiêm vắc xin.

Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO cho biết họ không hy vọng việc tiêm chủng rộng rãi vắc xin cho đến giữa năm 2021.

Trong khi đó, kỹ nghệ du lịch hiện cho thấy vài dấu hiệu phục hồi, 5 tháng sau khi các hạn chế bị áp đặt.

Nigeria đã tái lập các chuyến bay quốc tế từ 2 thành phố lớn là Lagos và Abuja.

Còn tàu du lịch Ý là Costa Deliziosa đã trở ra biển, sau khi khởi hành từ hải cảng Trieste.

Chiếc tàu chở theo chỉ có một công dân Ý trong một chuyến đi quanh nước Ý trong một tuần lễ.

Hãng Costa Cruises hy vọng sẽ dần dần tái tục các dịch vụ cho khách hàng từ các thị trường Âu Châu khác từ tháng 10, nếu tình hình y tế cho phép.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share