Các hạn chế được dỡ bỏ tại Cuba khi mức độ chủng ngừa đạt 60 phần trăm

People enjoy a day at Boca Ciega beach on the outskirts of Havana, Cuba

People enjoy a day at Boca Ciega beach on the outskirts of Havana, Cuba Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Cuba dần dần dỡ bỏ các hạn chế do đại dịch tại thủ đô La Havana, trong khi Bosnia chứng kiến các trường hợp gia tăng bệnh nhân nhập viện. Trong khi đó Nam Phi yêu cầu Anh Quốc bỏ tên nước nầy trong 'danh sách đỏ' về du lịch.


Tại Cuba, nhà cầm quyền giải tỏa các hạn chế về coronavirus, các bãi biển và trung tâm giải trí đã được mở cửa lại tại thủ đô Cuba.

Các viên chức cho biết, việc mở cửa là do 90 phần trăm dân chúng của thành phố đã chủng ngừa và con số các ca nhiễm mới sụt giảm.

Thế nhưng không phải mọi chuyện đều trở lại bình thường, các hồ bơi vẫn bị giới hạn 50 phần trăm sức chứa.

Trong khi đó, các tuyến xe buýt đến các bãi biển không gia tăng và các nơi bán thức ăn không được mở cửa lại trên bãi biển.

Trong khi đó, đài truyền hình nhà nước Nga chiếu cảnh người dân tại Vladivostok chủng ngừa tại các trung tâm y tế của nhà nước.

Phó Giám Đốc Bệnh viện thứ tư tại Vladivostok là bà Anna Staroseltseva cho biết việc chủng ngừa nên thực hiện như thế nào.

“Không thể kết hợp vắc xin chống coronavirus với bất kỳ thứ gì khác".

'Không nên mất ít hơn 30 ngày, kể từ khi tiêm vắc xin chống COVID-19 và tiêm vắc xin chống lại các bệnh nhiễm trùng khác”, Anna Staroseltseva.

Một cư dân tại thành phố nầy là Valentin Mineyev cho biết, chẳng có chuyện gì sau khi đã chủng ngừa.


“Tôi chủng ngừa coronavirus hồi tháng 3 và tháng 4, đặc biệt chẳng có vấn đề gì sau đó, bất chấp sự kiện là tôi có tiếp xúc với bệnh nhân coronavirus”, Valentin Mineyev.

Trong khi đó, nhà cầm quyền của nước nầy đã tránh áp đặt những hạn chế cứng rắn.

Còn tại Bosnia, các bệnh viện lại tràn ngập bệnh nhân bị coronavirus cố gắng để thở và con số các bệnh nặng trên đà gia tăng.

Thế nhưng các địa điểm chủng ngừa trên khắp nước hầu như vắng bóng và một số vắc xin nhanh chóng sắp hết hạn.

Bác sĩ Ednad Drljevic là một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm làm việc tại bệnh viện Abdullah Nakas cho biết, nhà cầm quyền làm rất ít trong việc thuyết phục những người do dự tiêm chủng vắc xin


“Chúng tôi đã thất bại trong việc quảng bá việc tiêm chủng đúng cách".

'Ban đầu, chỉ có các dư luận tiêu cực vì sự thất bại của các cơ quan y tế trong việc bảo đảm có đủ vắc xin, nhưng khi cuối cùng vắc xin bắt đầu đến tay phần lớn là qua đường hiến tặng, thì mọi người trở nên kén chọn".

'Điểm then chốt là mọi người thiếu thông tin và thiếu cập nhật kiến ​​thức”, Ednad Drljevic.
"Chiến dịch nầy sẽ thực hiện trên cả nước, để khuyến khích người dân đi tiêm chủng, càng nhiều càng tốt”, Cyril Ramaphosa.
Việc không chủng ngừa tại Bosnia là một hình thức phản đối chống lại những người có quyền thế và giới giàu có.

Một người vận động chống chủng ngừa, Jagoda Savic cho biết.

“Ở đây, có một khoảng cách rất lớn giữa lập trường tư nhân và công chúng, với những người công khai tiêm chủng thì phía tư nhân quyết định không tiêm, trong số có một số bác sĩ".

'Tôi có một danh sách với tất cả tên của họ, nhưng sẽ không nêu tên một cách công khai vì chúng tôi đang chuẩn bị kiện họ".

'Họ tuyên truyền tiêm phòng, nhưng không chủng ngừa chi cả”, Jagoda Savic.

Tại Việt Nam thành phố Sàigòn bắt đầu dỡ bỏ các rào cản trước khi lệnh giải tỏa được thi hành, chấm dứt 3 tháng phong tỏa tại thành phố nầy.

Còn tại Nam Phi, Tổng Thống Cyril Ramaphosa có cuộc thảo luận với Thủ Tướng Anh Boris Johnson, nhằm bỏ tên Nam Phi khỏi danh sách đỏ, theo đó cẩm du khách đến Anh quốc do COVID-19.

Kể từ thứ sáu, Nam Phi cũng giảm bớt mức độ phong tỏa xuống còn mức thứ nhất, tức là cấp độ thấp nhất.

Việc nầy có nghĩa là giờ giới nghiêm được giảm, các quán rượu và nhà hàng sẽ được phép mở cửa trễ hơn và được phép bán rượu theo luật lệ thông thường.

Thế nhưng ông vẫn khuyến khích người dân Nam Phi đi chích ngừa, nếu họ muốn trở lại cuộc sống bình thường.

“Chương trình chủng ngừa của chúng ta quá chậm, do đó chúng tôi quyết định gia tốc chiến dịch tiêm chủng bằng cách khởi động chiến dịch có tên là ‘Cuối Tuần Tiêm Vắc Xin Vooma’ bắt đầu từ ngày mai".

"Chiến dịch nầy sẽ thực hiện trên cả nước, để khuyến khích người dân đi tiêm chủng, càng nhiều càng tốt”, Cyril Ramaphosa.

Để biết được các biện pháp về y tế và hỗ trợ hiện có, nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 bằng tiếng Việt, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share