Các tấn công nhằm vào nhà báo, phóng viên trên đà gia tăng

Many journalists report feeling unsafe in their role

Many journalists report feeling unsafe in their role Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Theo một khảo sát mới thực hiện, nhiều ký giả tại Úc cho biết họ cảm thấy bất an trong một môi trường làm việc nơi mà họ gặp phải các thái độ thù ghét. Ngành báo chí giờ đây đang ở dưới áp lực phục hồi từ số lượng độc giả giảm sút, đồng thời bảo vệ nhân viên khỏi những đe dọa ngày càng gia tăng, đặc biệt trong môi trường mạng xã hội.


Các nhà báo trên khắp thế giới đang phải trải qua một quãng thời gian đầy thách thức, bao gồm mất việc, các cuộc bắt bớ và cả những đe dọa khi đưa tin.

Và vào Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5, nhiều hãng truyền thông đã không còn khả năng tiếp tục in báo do doanh thu giảm mạnh. 

Hội đồng Báo chí ở Kosovo cho biết đây là nơi duy nhất ở châu Âu không có báo in hàng ngày, bởi vì tất cả các đầu báo đã chuyển sang dạng trực tuyến.

Chủ tịch Hội đồng nói rằng, điều đó thật đáng buồn khi mất đi một dạng thức lâu đời này, với bao thế hệ trước phụ thuộc vào các phương tiện in ấn đề cập nhật tin tức quan trọng.

Biên tập viên Agron Bajrami cho biết trước khi đại dịch coronavirus xẩy đến, số lượng người đọc đã giảm và khả năng tồn tại của doanh nghiệp ở dưới mối đe dọa.
Những gì có lẽ sẽ xảy ra trong vòng 5 năm thì đại dịch đã đưa nó xảy ra chỉ trong vòng 5 tháng. Đại dịch, virus, nó khiến tất cả chúng ta phải làm mọi thứ nhanh hơn thông thường, bởi vì áp lực ngay lập tức trở nên lớn hơn.
Trong khi đó ở tây úc, các đầu báo độc lập ở địa phương đang phát triển đi lên, trong khi doanh số bán báo tại các khu vực thành thị sụt giảm.

Chủ biên Michael Sinclair Jones từ tờ Toodyay Herald nói rằng thậm chí trong suốt đại dịch covid-19, doanh thu quảng cáo không hề giảm.

"Không có nhà quảng cáo nào của chúng tôi rời đi, mặc dù hoạt động buôn bán của họ giảm xuống. Tôi nghĩ ở những thị trường vùng quê này, mọi người khao khát tin tức, đặc biệt là tin tức địa phương, thứ mà bạn không còn nhận được từ những tờ báo trong thành thị nữa.”

Chủ đề của ngày Tự do Báo chí Thế giới năm nay là 'Thông tin được coi là một hàng hóa công’.

Tuy nhiên hiện đang có những lo ngại về tự do báo chí ở Hong Kong, nơi có một sự phản đối trước luật an ninh quốc gia và những hạn chế đối với các nhà báo.

Giáo sư về báo chí Keith Richburg từ Đại học Hồng Kông nói rằng báo chí cần phải duy trì tính xác thực và khách quan.

“Nhưng chúng tôi giờ đây thậm chí thấy rằng giám đốc điều hành tổ chức một buổi nói chuyện hàng ngày, tại đó bà ấy căn bản đưa ra các thông báo về những thay đổi bầu cử, dưới vỏ bọc là một chương trình trò chuyện trên đài truyền hình Hong Kong."
Chúng tôi cũng đã chứng kiến một phóng viên Hong Kong bị kết án tại tòa chỉ vì làm điều mà các nhà báo vẫn thường làm ở đây - đó là tìm kiếm hồ sơ xe công vụ.
Còn tại Úc, một báo cáo mới về sự an toàn đối với các ký giả do Liên minh Nghệ thuật Giải trí và Truyền thông (MEAA) thực hiện cũng cho thấy rằng, các tấn công nhằm vào các phóng viên đã gia tăng trong thời gian qua.

Ký giả của tờ The Australian Rachel Baxendale hồi năm ngoái cho biết cô nhận về các bình luận lăng mạ, thậm chí các lời dọa giết chỉ vì cô đặt ra những câu hỏi thẳng thắn cho Thủ hiến Victoria, tại thời điểm tiểu bang bị phong tỏa do làn sóng COVID thứ hai.

Trong khi đó, phóng viên của ABC Leigh Sales cũng thường xuyên trở thành mục tiêu tấn công từ các tài khoản trên twitter theo sau các phỏng vấn trên truyền hình với các chính trị gia.

MEAA cảnh báo rằng ngày càng có nhiều hành vi thù ghét chống lại các nhà báo trên mạng xã hội, cũng như các biện pháp nặng nề từ một số cơ quan thực thi pháp luật.

Cuộc khảo sát của tổ chức này cho thấy một phần tư các ký giả tại Úc đã bị tấn công ít nhất một lần trong sự nghiệp của họ, tuy nhiên hầu hết không phải là tấn công thể chất.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share