Xét lại quốc tịch các chính trị gia và tu chính Hiến Pháp

Thượng nghị sĩ Malcolm Roberts

Thượng nghị sĩ Malcolm Roberts Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các chính trị gia thuộc mọi đảng phái kêu gọi hãy có vụ duyệt xét độc lập về tình trạng quốc tịch của mỗi vị dân biểu hay nghị sĩ, sau khi xảy ra vài vụ từ chức vì song tịch.


Cũng có những lời kêu gọi từ nhiều Thượng nghị sĩ qua việc sửa đổi Hiến Pháp, sau khi một chính trị gia nữa hiện bị chú ý về chuyện quốc tịch của người nầy.

Chỉ vài ngày sau khi Thượng nghị sĩ tại Queensland là ông Matt Canavan từ chức Tổng trưởng Tài nguyên của chính phủ liên bang về vấn đề quốc tịch của ông nầy, một Thượng nghị sĩ khác là ông Malcolm Roberts hiện cũng gặp các khó khăn về quốc tịch của mình.

Là nghị sĩ thuộc đảng One Nation sinh trưởng tại Ấn độ với người cha thuộc xứ Wales bên Anh quốc và mẹ là người Úc, ông nầy nhấn mạnh rằng ông đã áp dụng mọi cách để từ bỏ quốc tịch Anh của mình.

Ông cho biết đã nhận được giấy xác nhận, nhiều tháng sau khi đắc cử.

Thượng nghị sĩ Roberts cho đài Sky News biết rằng, ông biên thư đến lãnh sự Anh quốc nhiều lần, trước khi ký tên vào mẫu đề cử để trở thành ứng cử viên của đảng One Nation.

"Tôi viết thư lần nữa, lần nữa và lần nữa đến người Anh và nói rằng, tôi không phải là công dân Anh và trong trường hợp nếu tôi có quốc tịch Anh, thì tôi xin từ bỏ".

Ông cho biết, cho mãi đến tháng chạp năm rồi, ông mới nhận được hồi đáp, xác nhận rằng ông không phải là công dân Anh, thế nhưng ông không công bố các tài liệu đó.

"Tôi không muốn đăng tải các tài liệu bởi vì quí vị thấy, những gì những tay viết trên trang mạng đã làm, họ đã nói sai rất nhiều việc và chúng ta thấy đã xảy ra với những người khác, tôi có thể thấy được những chuyện đó có thể xảy ra cho tôi".

Nhiều câu hỏi đã được đặt ra về quốc tịch của ông, sau khi hãng tin Buzzfeed News đăng tải bài viết cho thấy vị Thượng nghị sĩ nầy đã đến Anh quốc bằng thông hành của Anh, khi ông còn là một bé sơ sinh.

Lãnh tụ đảng One Nation, bà Pauline Hanson cho biết bà tin tưởng rằng Thượng nghị sĩ Roberts không phải là người có song tịch.

Bà cho biết đã chứng kiến khi ông nầy từ bỏ quốc tịch Anh, trước khi trở thành ứng cử viên của One Nation hồi năm rồi.
"Do chính phủ có một đa số rất mong manh nên không muốn chuyện nầy được xét đến vì chính phủ chỉ quan tâm đến việc bảo vệ các thành viên trong Quốc hội của mình, hơn là tôn trọng Hiến Pháp", ông Richard Di Natali.
Trong khi đó, Tổng trưởng Kỹ nghệ Quốc phòng Christopher Pyne cho đài truyền hình số 9 là, ông tin rằng Tòa án tối cao cần phải minh thị rõ điều 44 của Hiến Pháp.

Điều nầy cho rằng, một người sẽ bất hợp lệ nếu vào thời điểm diễn ra bầu cử, người nầy là công dân của một quốc gia ngoại quốc hay là đồng minh, hay tuân thủ hoặc dính líu đến một quốc gia khác.

Ông Pyne bênh vực vụ việc liên quan đến Thượng nghị sĩ Canavan, qua việc so sánh lạ lùng với Bắc hàn.

"Trên căn bản đó, thì Kim Jong Un có thể làm cho tất cả chúng ta đều là công dân của Bắc hàn và tất cả chúng ta đều phải từ chức hay sao".

"Có một số qui tắc là quí vị không thể khiến tôi là công dân một nước nầy hay nước khác mà tôi không biết được điều nầy và rồi rõ ràng, tôi phải từ chức khỏi Hạ Viện, tôi muốn nói là phải có một lý lẽ đương nhiên công bằng nào đó", ông Christopher Pyne.

Cũng liên quan đến vấn đề quốc tịch, dân biểu Anthony Albanese của Lao động cho biết ông tin tưởng đảng Lao động sẽ không gặp phải trường hợp khó khăn về vấn đề quốc tịch.

"Khi chúng tôi đề cử người vào Quốc hội, người đó phải trình ra các bằng chứng như giấy khai sinh nếu sinh ra tại một nước khác, quí vị phải xuất trình bằng chứng là đã từ bỏ quốc tịch cũ nếu có".

"Chúng tôi kiểm soát những chuyện nầy rõ ràng đối với mọi người của chúng tôi và họ đều được kiểm soát", ông Anthony Albanese.

Còn lãnh tụ đảng Xanh Richard Di Natali cho biết ông không dính líu chi đến việc giới hạn về quốc tịch hiện thời.

Ông nghĩ rằng Hiến Pháp nên được tu chính để phản ảnh xã hội đa dạng của nước Úc.

"Hãy xem đó là một biểu tượng trong quá khứ và hãy thành thật về chuyện nầy, thế nhưng đó là Hiến Pháp và là văn kiện căn bản và đã định nghĩa về những người có thể ứng cử vào Quốc hội".

"Nó qui định các nguyên tắc dân chủ và quí vị không thể làm gì khác hơn, khi Hiến Pháp đã qui định".

"Do chính phủ có một đa số rất mong manh nên không muốn chuyện nầy được xét đến vì chính phủ chỉ quan tâm đến việc bảo vệ các thành viên trong Quốc hội của mình, hơn là tôn trọng Hiến Pháp", ông Richard Di Natali.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share