Căng thẳng tại Bãi Tư Chính, trong nước không có biểu tình?

Tàu cảnh sát biển của Trung Quốc và Việt Nam  ở Biển Đông hồi tháng 5/2014

Tàu cảnh sát biển của Trung Quốc và Việt Nam ở Biển Đông hồi tháng 5/2014 Source: Reuters

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

CĐNVTD Victoria sẽ tổ chức một đêm thắp nến hướng về lãnh hải Việt Nam nhân sự kiện Trung Quốc kéo giàn khoan dầu đến Bãi Tư Chính, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Mặc dù chính quyền Việt Nam đã lên tiếng cứng rắn hơn trong lần này, thế nhưng không hề thấy dân chúng biểu tình như những lần trước. Có phải luật an ninh mạng đã phát huy hiệu quả?


Từ trung tuần tháng Sáu đầu tháng Bảy 2019 này, Trung Quốc đã điều hàng chục chiếc gồm các tàu Hải cảnh có trang bị vũ khí hạng nặng, tàu dân quân biển và tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 ra khu vực Bãi Tư Chính và bắc Bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Tàu Trung Quốc đã quấy nhiễu hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam ở lô 06.1 thuộc bể Nam Côn Sơn, liên doanh giữa Việt Nam với công ty Rosneft của Nga.

Hoạt động này của tàu Trung Quốc được coi là mạnh mẽ nhất đối với Việt Nam kể từ sau vụ Bắc Kinh năm 2014 cho điều động giàn khoan HD 981 đến vùng biển Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giữa hai quốc gia.

CĐNVTD Victoria kêu gọi người Việt tại Úc tham dự buổi thắp nến hướng về lãnh hải Việt Nam vào ngày Thứ Hai (5 tháng 8 năm 2019), và cùng cầu nguyện cho đồng bào trong nước.

Trong những ngày qua, khi đề cập đến những hành động có tính cách xâm phạm lãnh hải và chủ quyền trên Biển Đông, Việt Nam đã nêu đích danh Trung Quốc với lời lẽ cứng rắn, không còn dùng từ “tàu lạ”  để ám chỉ tàu Trung Quốc như trước nữa.
Biểu tình phản đối dàn khoan HD 981của Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam vào năm 2014
Biểu tình phản đối dàn khoan HD 981của Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam vào năm 2014 Source: Bao Dan tri
Cụ thể trong 2 ngày 19 tháng Bảy và 25 tháng Bảy, Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã chính thức lên tiếng yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu khỏi vùng biển Việt Nam, đồng thời gửi công hàm phản đối tới phía Trung Quốc.

Trong phiên khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 (AMM-52) ngày 31/7 tại Bangkok, Thái Lan, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh việc Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền trên biển của Việt Nam. Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, trong đó có các hành động đơn phương như quân sự hoá, gia tăng tập trận quân sự.

Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN. Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam bày tỏ quan ngại về diễn biến phức tạp trên thực địa ở Biển Đông, đặc biệt là việc Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.

Mặc dù chính quyền Việt Nam đã có những hành động cứng rắn hơn trước đây, so với sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vao lãnh hải việt Nam năm 2014, ông Nguyễn Thế Phong- đại diện cho CĐNVTD Victoria cho rằng Luật an ninh mạng có thể phần nào thắt chặt tình hình ở trong nước.

Đại diện cho cộng đồng người Việt Tự do tại Victoria, ông Phong cho biết cộng đồng sẽ nhân sự kiện này gửi tờ rơi đến những người Úc, vận động người Úc hiểu rõ hơn về tham vọng bá chủ của Trung Quốc tại Biển Đông, những ảnh hưởng của Trung Quốc tới các nước trong khu vực nói chung và Úc nói riêng.

 


Share